Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yên Vân thập lục châu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 4:
Những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra cuối triều [[Nhà Đường|Đường]] đã khiến triều đình suy yếu nghiêm trọng và diệt vong. Năm 907, [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Ôn]] phế bỏ Đường Ai Đế, kiến lập nhà [[Nhà Hậu Lương]]. Tình trạng phiên trấn cát cứ cuối thời Đường dần chuyển biến thành cục diện chiến tranh hỗn loạn của thời kì [[Ngũ Đại Thập Quốc]], một thời kỳ thường phát sinh tình huống phản biến đoạt vị, dẫn đến chiến loạn không ngừng nghỉ, những người thống trị phần nhiều là trọng võ khinh văn. Những phiên trấn ở các địa phương đều có thế lực nhất định, đã nhân cơ hội xây dựng các vương triều của riêng mình.
 
Năm 923, vua nhà [[Hậu Đường]] là Lý Tồn Úc dẫn đại quân tiêu diệt nhà [[Nhà Hậu Lương|Hậu Lương]]. Đến năm 936, đến lượt [[Hậu Đường]] bị lật đổ bởi chính con rể của Hậu Đường Minh Tông là [[Thạch Kính Đường]]. Thạch Kính Đường đã liên kết với người [[Khiết Đan]] ở phía bắc để xin viện binh, với giao ước cắt đất 16 châu phía bắc cho Liêu nếu thắng lợi. Khẩn thiết hơn, Kính Đường đã 45 tuổi, xin gọi vua Liêu Gia Luật Đức Quang mới 34 tuổi làm "cha". [[Hậu Hán Cao Tổ|Lưu Tri Viễn]] khi đó là thuộc hạ của Thạch Kính Đường khuyên ông ta chỉ nên xưng thần và tặng tài vật cho người Khiết Đan là đủ; nhận nghĩa cha con thì thật quá đáng, còn việc cắt đất sợ sau này sẽ phát sinh đại họa cho Trung nguyênNguyên. Nhưng [[Thạch Kính Đường]] quá mong muốn làm vua nên không nghe theo. Năm 936, liên quân Khiết Đan-Hậu Tấn diệt được Đường Phế Đế. Hoàng đế Lý Tòng Kha của triều Hậu Đường cùng hoàng hậu, thái hậu lên lầu Huyền Vũ tại kinh thành tự thiêu. Thạch Kính Đường lên ngôi, lập ra nhà [[Hậu Tấn]]., chính thức cắt đất Yên Vân cho Liêu
 
== Giới hạn lãnh thổ ==
Dòng 29:
Việc làm cung kính ngoại bang và nhất là cắt đất phía bắc của Thạch Kính Đường bị các nhà sử học Trung Quốc phê phán mạnh mẽ, coi là thủ phạm bán nước dẫn đến việc xâm lấn, chiếm đóng của các ngoại tộc nối tiếp nhau ([[Khiết Đan]], [[Đảng Hạng]], [[Nữ Chân]], [[Mông Cổ]]) ở phía bắc Trung Quốc suốt hơn 400 năm, từ thời [[Hậu Tấn]] cho đến thời [[Nhà Minh]], mà các chính quyền cai trị Trung nguyên không thể nào lấy lại được.
 
Sau khi [[Nhà Tống]] được thành lập năm 960, Tống Thái Tổ [[Triệu Khuông Dận]] và Tống Thái Tông [[Triệu Khuông Nghĩa]] ra sức điều quân chiếm lại Yên Vân thập lục châu nhưng bất thành. Khu vực này từ thời Hán, Đường đã là nơi chuyên cung cấp chiến mã và kỵ binh cho đế quốc, một lực lượng đem lại sức mạnh bất ngờ trong chiến đấu và có khả năng truy kích kẻ thù cũng như rút lui nhanh nhẹn. Việc làm này đã làm cho nhà Tống thiếu đi một sức mạnh to lớn cho quân đội, lúc nào cũng phải ở vào thế bị động phòng thủ trước các cuộc tấn công của các nước Liêu Hạ và phải chống lại bằng nỏ cứng và pháo binh, nếu quân Tống rời khỏi thành trì để giao chiến hay truy kích quân địch thì thất bại gần như không tránh khỏi. Vì thế nên suốt đời Thái Tổ luôn muốn khôi phục 16 châu Yên Vân, còn hứa tướng nào làm được sẽ phong vương. Tuy nhiên các lần bắc phạt của ông đều thất bại do thiếu 1 đội kỵ binh đủ mạnh để ngăn được sự tiếp viện của quân Liêu. Nhà Tống không bao giờ có thể lấy lại được 16 châu Yên Vân. Hơn thế nữa, Yên Vân thập lục châu lại nằm trong Vạn lý trường thành và trên khu vực này có rất nhiều thành trì và quan ải chiến lược có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phòng thủ chống lại các dân tộc du mục phương Bắc suốt từ thời Tần-Hán. Việc mất đi khu vực này trở thành một nguyên nhân chính khiến khả năng phòng thủ của Trung Nguyên suy yếu trước người Khiết Đan trong thế kỷ sau đó, khiến cho Trung nguyên bị uy hiếp nghiêm trọng và nhà Bắc Tống luôn bị động trước quân Liêu. Những nỗ lực cuối cùng của Bắc Tống nhằm thu phục Yên Vân thập lục châu dẫn đến kết quả là cả Liêu và Bắc Tống đều bị người Nữ Chân tiêu diệt, Kim và Nam Tống ra đời.
==Tham khảo==
{{tham khảo}}