Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thập tự chinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thập tự chinh thứ nhất (1095 - 1099): viết hoa, replaced: Thổ nhĩ kỳ → Thổ Nhĩ Kỳ (2)
n →‎Thập tự chinh thứ ba (1189 - 1192): clean up, replaced: → using AWB
Dòng 38:
{{chính|Thập tự chinh thứ ba}}
[[Tập tin:RichardSaladin.jpg|nhỏ|350px|Hình được cho là vẽ Richard Sư tử tâm và Saladin]]
Sau khi [[Ṣalāḥ ad-Dīn|Saladin]] chiếm được [[Ai Cập]], trở thành [[Sultan]] ở đây và thống nhất các tín đồ [[Hồi giáo]], [[Syria]] bị đe dọa nghiêm trọng, lãnh thổ của người [[Kitô giáo]] có thể bị xâm lấn bất cứ lúc nào. Năm [[1187]], [[Ṣalāḥ ad-Dīn|Saladin]] đánh bại quân Thập tự và chiếm lại [[Jerusalem]] nên nguy cơ công quốc thập tự quân này bị xóa sổ đã hiện hữu. Trước tình hình đó, hoàng đế [[Friedrich I của Đế quốc La Mã Thần thánh|Friedrich I Barbarossa]] của [[đế quốc La Mã Thần thánh|đế quốc La Mã thần thánh]], vua [[Philippe II của Pháp|Philippe II Auguste]] của [[Pháp]] cùng vua [[Richard I của Anh|Richard I Sư tử tâm]] của [[Anh]] đồng loạt tiến quân về [[phương Đông]], tiến hành cuộc [[Cuộc thập tự chinh thứ ba|Thập tự chinh thứ ba]]. Ngày [[10 tháng 6]] năm [[1190]], Friedrich I Barbarossa chết đuối khi đang vượt sông Saleph (nay là sông Goksu) ở xứ [[Tiểu Á]], [[Thổ Nhĩ Kỳ]] và hầu hết quân đội của ông quay trở về nước. Đội quân của [[Richard I của Anh|Richard Sư tử tâm]] và [[Philippe II của Pháp|Philippe II Auguste]] đã vây hãm và chiếm được [[Acre (Israel)|Acre]]<ref>Acre: một thành phố cảng nằm ven vịnh Haifa, Israel.</ref>, đây là thắng lợi quan trọng nhất của cuộc thập tự chinh này, nhưng do mâu thuẫn vốn có giữa 2 vương quốc nên Philippe II Auguste bỏ về nước để thực hiện các kế hoạch thiết thân hơn ở [[Tây Âu]]. Mặc dù vậy, [[cuộc thập tự chinh thứ ba|thập tự chinh thứ ba]] kết thúc trong bế tắc, Richard phải ký hòa ước với Saladin vào ngày 2 tháng 9 năm 1192, theo đó lãnh thổ của công quốc [[Jerusalem]] vẫn nằm trong một phạm vi hẹp từ [[Acre, Israel|Acre]] đến [[Jaffa]] và việc người [[Kitô giáo]] hành hương được quyền viếng thăm [[Jerusalem]] trong 3 năm là kết quả của cuộc viễn chinh tốn kém này. Trên đường về nước năm [[1192]], con tàu của [[Richard I của Anh|Richard Sư tử tâm]] bị hỏng ở [[Aquileia]] ([[Ý]]), ngay trước [[Lễ Giáng Sinh|Giáng Sinh]] năm ấy, ông bị [[Nước Đức thời Trung cổ#Heinrich VI. v.C3.A0 cu.E1.BB.99c chi.E1.BA.BFn gi.C3.A0nh ngai v.C3.A0ng|Leopold V (Công tước Áo)]] bắt giữ rồi trao cho hoàng đế [[Nước Đức thời Trung cổ#Heinrich VI. v.C3.A0 cu.E1.BB.99c chi.E1.BA.BFn gi.C3.A0nh ngai v.C3.A0ng|Heinrich VI (Đế quốc La Mã thần thánh)]]. [[Richard I của Anh|Richard Sư tử tâm]] bị cầm tù cho đến [[4 tháng 2]] năm [[1194]] mới được giải phóng sau khi đã trả tiền chuộc.
 
=== Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204) ===