Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hình thức Sonata”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SieBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: fa:سونات
Porcupine (thảo luận | đóng góp)
Dòng 19:
 
Các movement sau thường là tự do hơn. Về sau, các nhạc sĩ thử nghiệm nhiều phá cách, cái cấu trúc thời cổ điển không còn được tôn trọng mấy.
 
==Thể sonata-allegro==
Thể [[sonata]]-[[allegro]] (gọi tắt là thể xônat) được sử dụng trong chuyển hành đầu tiên của một tác phẩm, nhưng cũng có thể nằm ở một chuyển hành khác. Thể loại này có ba đoạn chính. Khởi sự bằng một đoạn mở đầu gọi là '''đoạn trình bày''', giai điệu đầu tiên hoặc chủ đề là được giới thiệu hoặc "độc diễn". Khi nhạc đề này đã trở thành quen thuộc tới thính giả, đoạn cầu nối hoặc '''đoạn chuyển tiếp''' xuất hiện ở cung có liên quan nhưng tương phản. Ở cung mới có thể có nhạc đề mới. Kết đoạn trinh bày với một [[giai kết]] hoặc dừng lại ở ''cung tương phản''. Sau đó toàn bộ đoạn trình bày được lặp lại.<p>
Tiếp đến là '''đoạn phát triển''', với những [[biến tấu]] dựa trên ''chủ đề gốc'' và những '''''đoạn du hứng''''' ở cung tương phản hoặc chuyển sang những ''cung gần''. Chuyển động và xung đột kịch tính tăng cao trong đoạn nhạc này.<p>
Sức căng của đoạn phát triển được giải quyết trong '''đoạn tái hiện'''. Đoạn này bắt đầu với một sự tái hiện cung chính và dùng nhạc đề thuộc chủ đề đầu tiên. Tuy nhiên, chủ đề này không nhất thiết phải là đồng nhất tới ''chủ đề Một''. Vào cuối đoạn tái hiện có tín hiệu lặp lại, cho biết rằng đoạn phát triển và đoạn tái hiện sẽ được chơi lại lần nữa. Trong những tác phẩm hiện đại, sự lặp lại này thường bị bỏ qua. Cuối cùng là '''''đoạn coda''''' kết thúc chuyển hành. Mô hình này có nhiều biến thái. Một nhạc sĩ có thể thay đổi thể nhạc cho phù hợp với chính mình hoặc hợp với yêu cầu nghệ thuật.
 
{{sơ khai}}