Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên Thành Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Cho đến nay, vẫn tồn tại hai luồn ý kiến về thân thế của bà, không rõ bà là con gái của [[Trần Thừa]] hay [[Trần Thái Tông]] (Trần Cảnh).
 
Theo [[Đại Việt sử ký toàn thư]], bà được gọi là ''Trưởng công chúa'' (長公主), trong đoạn "''"Gả Thiên Thành Trưởng công chúa cho Trung Thành vương"''<ref>ĐVSKTT - Trần Thái Tông bản kỷ - chữ Hán: 以天城長公主嫁忠誠王</ref>. Xét theo chế độ danh vị, danh hiệu này là để chỉ chị em gái của Đương kim Hoàng đế, ở đây là Trần Thái Tông. Theo [[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]], bà được thừa nhận là con gái của Trần Thái Tổ. Nếu đúng là như vậy, đối với người chồng Trần Hưng Đạo thì bà là cô ruột trong gia tộc. Một số nguồn cho rằng Thiên Thành công chúa là con gái út của Trần Thừa <ref>Trần Hưng Đạo nhà quân sự thiên tài - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn - NXB CTQG, Hà Nội, 2000</ref>. Điều này lại mâu thuẫn vì trong Đại Việt Sử kí Toàn thư ghi là "trưởng công chúa".
 
Tuy vậy, có ý kiến rằng danh vị ''Trưởng công chúa'' ngầm ý bà là con gái lớn nhất của Trần Thái Tông. Ý kiến ấy cho rằng, [[Ngô Sĩ Liên]] nói: ''"Vì Đế (Thái Tông) đã bất chính trong đạo vợ chồng, cho nên người làm tôi con cũng bắt trướcchước"''<ref>Nguyên văn: 盖帝於夫婦之道不正故其臣子效之也</ref>. Cụm từ ''"tôi con"'' ở đây chắc chắn chỉ ra rằng Trần Hưng Đạo và Thiên Thành công chúa là phận ''"tôi con"'', suy ra Hưng Đạo vương và Thiên Thành công chúa phải vai vế bằng nhau mới có thể nói như vậy. Tuy nhiên, nguyên văn của ''"Tôi con"'', theo lý luận trên, chính là ''"Thần tử"'' (臣子), là danh phận cho bất cứ ai trong xã hội lúc bấy giờ, kể cả anh chị em, cho nên lý luận này không thể dùng để khẳng định công chúa là con của Trần Thái Tông.
Tuy nhiên, trước đó cũng trong lời bàn của sử thần Ngô Sĩ Liên có ghi rõ: "Con gái vua lấy kẻ bề dưới tất phải sai chư hầu cùng họ đứng ra làm chủ hôn theo lễ phải thế. Thái Tông đem Thiên Thành công chúa gả xuống cho Trung Thành Vương, nhưng công chúa lại về với Hưng Đạo Vương, việc hôn nhân rất là bất chính. Thế thì lễ cưới này không ai đứng chủ ư? Vì vua đã bất chính trong đạo vợ chồng, cho người làm tôi con cũng bắt chước. Vả lại, hôn nhân không lấy người khác họ mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế. Trong việc trái lễ, lại trái lễ nữa." <ref>Đại Việt Sử kí Toàn thư - Trần Thái Tông bản kỉ</ref>. "Con gái vua" ở đây có thể chỉ Thiên Thành công chúa, vì nếu Thiên Thành công chúa là con gái Trần Thừa, thì phải là "con gái thượng hoàng" không phải "con gái vua". Bởi lẽ Trần Thừa mặc dù được con trai thứ - vua Trần Thái Tông - tôn lên làm “Thượng hoàng” nhưng thực tế thì chưa một ngày làm vua. Chỉ có 8 năm ở ngôi vị Thượng hoàng (từ tháng 10 năm Bính Tuất (1226) đến tháng giêng năm Giáp Ngọ (1234)) thì mất.
 
Nếu đúng Thiên Thành công chúa là con gái của Trần Thái Tông, theo vai vế trong gia tộc thì bà là em họ của Trần Hưng Đạo.
Hàng 17 ⟶ 18:
 
[[Đại Việt sử ký toàn thư]] chép rằng:
{{cquote|''Tân Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 [1251]...Mùa xuân, tháng 1, đổi nguyên hiệu là Nguyên Phong (năm thứ 1)....<br>Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương (không rõ tên). Con trai Yên Sinh Vương là Quốc Tuấn cướp lấy. Công chúa về với Quốc Tuấn.<br>Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc và nhiều trò chơi cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành làm lễ kết tóc với Trung Thành Vương.<br>Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.''}}
 
Còn [[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]] thì viết: