Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Khôi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
 
=== Thành Phiên An thất thủ ===
Hay tin, vua [[Minh Mạng]] liền cử Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, [[Trương Minh Giảng]] và [[Đốc Binh Vàng|Trần Văn Năng]] đem thủy bộ binh tượng vào đánh Lê Văn Khôi.
 
Địa chủ, phú hào các nơi dao động, không dám ủng hộ ông nữa. Tiếp đó, một tướng giỏi của ông là [[Thái Công Triều]] (quê [[Thừa Thiên]], nguyên là vệ úy coi vệ biền binh ở Phiên An và là người được Khôi giao quản lĩnh phân nửa [[Nam Kỳ]]) cũng bất ngờ đầu hàng triều đình, khiến lực lượng nổi dậy suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội này, các tướng nhà Nguyễn nhanh chóng thu phục lại các tỉnh đã mất. Lê Văn Khôi phải rút vào thành Phiên An cố thủ, rồi nhờ các giáo sĩ [[phương Tây]] sang [[Xiêm]] cầu viện. Vua Xiêm nhân muốn lấn đất Đại Nam nên điều quân sang giúp.
 
Đầu năm 1834, Lê Văn Khôi bị bệnh phù thũng, chết ở trong thành, không rõ bao nhiêu tuổi<ref>''Đại Nam chính biên liệt truyện'' ghi Lê Văn Khôi mất tháng 12 ([[âm lịch]]) năm 1833, tức đầu năm 1834 (sách đã dẫn, tr.1033)</ref>. Con trai ông là Lê Văn Cù mới 8 tuổi<ref>Ghi theo ''Đại Nam chính biên liệt truyện'' (tr. 1033). Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (''Từ điền nhân vật lịch sử Viêt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1992, tr. 392) ghi là ''Lê Văn Câu''. Sách ''Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh'' do TS. Quách Thu Nguyệt chủ biên, ghi ''Lê Văn Cú''. Trần Trọng Kim (sách đã dẫn) ghi 7 tuổi.</ref> được cử lên thay. TướngTiền quân [[Nguyễn Văn Trắm]] (em họđược ông)lĩnh đứngnhiệm ravụ chỉ huy quân lính trong thành.
 
Thành Phiên An cố thủ được tới ngày 16 tháng 7 năm 1835, thì bị quân triều đình chia làm 8 mũi, tấn công ồ ạt vào thành. Quân nổi dậy chống cự không nổi, thành thất thủ.