Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Thì Nhậm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 14.165.208.12 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Dòng 6:
Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông thi đỗ giải nguyên năm [[1768]], rồi [[tiến sĩ]] tam giáp năm [[1775]]. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều [[nhà Hậu Lê|Lê]]–[[chúa Trịnh|Trịnh]], được chúa [[Trịnh Sâm]] rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng [[Kinh Bắc]] và [[Thái Nguyên]]. Khi đó cha ông làm Đốc đồng [[Lạng Sơn]]. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.
 
Sau [[Vụ án năm Canh Tý]] ([[1780]]), ông bị nghi ngờ là người tố giác [[Trịnh Khải]] nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Bách Tính [[TháiNam BìnhĐịnh]]<ref> "Ngô Thì Nhậm con người và thời đai" của Văn Lang, NXB Hà Tây 1974, trang 21</ref> lánh nạn.
 
Năm [[1788]], [[Nguyễn Huệ]] ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ [[Bắc Hà]] đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có [[Trần Văn Kỷ|Trần Văn Kỉ]]<ref>[[Trần Văn Kỷ|Trần Văn Kỉ]] đỗ [[giải nguyên]], quê ở huyện [[Hương Trà]], [[Thuận Hóa]] chưa làm quan cho triều nào.Theo nhà Tây Sơn từ 1786,sử chép là [[Nguyễn Huệ]] "việc gì cũng bàn với Kỷ, không mấy khi rời"</ref>, [[Ngô Văn Sở]] và [[Đặng Tiến Đông]]<ref>Ðặng Tiến Ðông thuộc dòng họ nhiều đời đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê-Trịnh. Ông tìm vào Quảng Nam ra mắt Nguyễn Huệ năm 1787. Hai năm sau, lĩnh chức đô đốc, ông dẫn đầu cánh quân đánh vào đồn Ðống Ða, kéo quân vào [[Thăng Long]] sớm nhất</ref>. Tuy vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như [[Phan Huy Ích]], [[Bùi Dương Lịch]]<ref>Dương Lịch về sau cũng làm quan cho [[nhà Nguyễn]] [[Gia Long]]</ref>; các tiến sĩ [[Ninh Tốn]], [[Nguyễn Thế Lịch]], [[Nguyễn Bá Lan]]; [[Đoàn Nguyễn Tuấn]] (anh rể [[Nguyễn Du]]); [[Vũ Huy Tấn]]; [[Nguyễn Huy Lượng]] (tác giả "[[Tụng Tây Hồ phú]]")...lần lượt ra làm quan cho nhà [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]].<ref>Thái độ của danh sĩ Bắc Hà đối với Nguyễn Huệ là chia rẽ và phức tạp. Bên cạnh với những người đầu Tây Sơn, một số khác đi theo hoặc vua Lê hoặc [[chúa Trịnh]], hoặc sau này làm quan cho [[Gia Long]] như [[Nguyễn Ðăng Trường]], [[Nguyễn Ðình Giản]], [[Lê Duy Ðản]], [[Trần Danh Án]], [[Ngô Thì Chí]],[[Nguyễn Du]]...</ref> Sử cũ viết khi được Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy", và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại thăng làm thượng thư [[bộ Lại]]-chức vụ cao cấp nhất trong [[Lục bộ]].