Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Cơ cấu kinh tế: Sửa liên kết
Dòng 6:
[[Tập tin:Tang truong GDP VNCH.png|nhỏ|300px|Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam Cộng hòa.]]Đây là giai đoạn mà kinh tế của Việt Nam Cộng hòa [[tăng trưởng kinh tế|tăng trưởng]] tương đối nhanh, song vẫn giữ được mức độ tăng giá vừa phải. [[Ngân sách Nhà nước]] thời gian đầu cân đối thậm chí có thặng dư, song từ năm 1961 trở đi bắt đầu chuyển sang thâm hụt. Mức độ [[đầu tư]] lớn, [[nông nghiệp|nông]] và [[công nghiệp]] nói chung đều phát triển mạnh.
 
Năm 1955, chính quyền [[Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ nhất Cộng hòa]] thời Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]] quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia, Viện Hối đoái, phát hành đơn vị [[tiền tệ]] mới thay cho tiền [[Đông Dương]], ấn định [[tỷ giá hối đoái]] giữa [[Đồng (tiền Việt Nam Cộng hòa)|đồng]] Việt Nam Cộng hòa và [[đô la Mỹ|dollar Mỹ]] là 35:1.

[[Cải cách ruộng đất]] (lúc đó gọi là "[[Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)#Cải cách điền địa thời Đệ nhất Cộng hòa|Cải cách điền địa]]") bắt đầu được triển khai và kéo dài tới cuối năm 1960. Những ruộng đất của địa chủ bỏ hoang sẽ bị thu hồi và cấp cho [[tá điền]]. Địa chủ không được phép sở hữu quá 100 [[hecta]] đất (riêng các đồn điền dù hơn 100 ha vẫn được phép). Số dư ngoài 100 ha sẽ bị buộc phải bán cho chính quyền để bán lại cho tá điền. Tá điền được yêu cầu lập hợp đồng khai thác ruộng đất với địa chủ, gọi là khế ước tá điền trong đó có ghi mức [[địa tô]] mà tá điền phải trả cho địa chủ. Đường lối cải cách ruộng đất này đã để lại hai phần ba diện tích đất canh tác của Việt Nam Cộng hòa trong tay tầng lớp địa chủ.<ref>Theo Lâm Quang Huyên (1997), ''Cách mạng ruộng đất ở miền Nam Việt Nam'', Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 39.</ref> Do đó, chính quyền [[Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam|Đệ nhị Cộng hòa]] với Tổng thống [[Nguyễn Văn Thiệu]] sau này phải làm lại cải cách ruộng đất.
 
Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa ban hành [[hiến pháp]] trong đó có nêu rõ việc thành lập và vai trò của Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Phó Tổng thống sẽ làm chủ tịch hội đồng này. Cũng năm 1956, Việt Nam Cộng hòa gia nhập [[Quỹ tiền tệ quốc tế|Quỹ Tiền tệ Quốc tế]].<ref>Tư cách thành viên [[Quỹ tiền tệ quốc tế|IMF]] mặc dù không phải là nền [[kinh tế thị trường]] của [[Việt Nam|Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]] sau này là thừa hưởng của Việt Nam Cộng hòa.</ref>