Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kênh Vĩnh Tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Không thêm nội dung, wiki lại thôi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Mãi đến [[tháng 9]] năm [[Kỷ Mão]] ([[1819]]), vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh, và công việc được bắt đầu khởi công vào [[tháng chạp]] năm ấy, trải qua mấy giai đoạn trong suốt 5 năm, đến [[tháng 5]] năm [[Nhâm Thân]] (1824), dưới triều vua [[Minh Mạng]] mới xong.
 
Kênh đào song song với đường biên giới Việt Nam-[[Campuchia]], bắt đầu từ bờ Tây sông [[Châu Đốc]] thẳng nối giáp với sông [[Giang Thành]], thuộc thị xã [[Hà Tiên]], tỉnh [[Kiên Giang]]. Dưới sự chỉ huy của Trấn thủ Vĩnh Thanh [[Nguyễn Văn Thoại|Thoại Ngọc Hầu]] cùng với hai ông là Chưởng cơ [[Nguyễn Văn Tuyên]] (1763-1831), Điều Bát [[Nguyễn Văn Tồn]] (1763–1820). Sau có thêm Tổng trấn thành [[Gia Định]] [[Lê Văn Duyệt]] (1764-1832), cùng hai Phó Tổngtổng trấn thành [[Gia Định]] [[Trương Tấn Bửu]], Phó Tổng trấn thành Gia Định [[Đốc Binh Vàng|Trần Văn Năng]], Thống chế [[Trần Công Lại]] góp sức.
 
Ngay trong đợt đầu đã có hơn mười ngàn nhân công bao gồm: 5.000 quân dân trong vùng, 500 lính thuộc đồn Uy Viễn, 5.000 dân là người [[Khmer]]. Kênh phải qua nhiều đoạn đất cứng khó đào, lại có khi gặp phải thời tiết, khí hậu bất lợi nên có lúc công việc phải gián đoạn hoặc chậm chạp.