Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Émile Durkheim”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 71:
#'''''Nhóm quy tắc thứ ba''''', liên quan tới việc phân loại các xã hội để hiểu tiến trình phát triển xã hội. Durkheim cho rằng cần phân loại xã hội dựa vào bản chất và số lượng các thành phần cấu thành nên xã hội, cũng như cần căn cứ vào phương thức, cơ chế, hình thức kết hợp các thành phần đó.
#'''''Nhóm quy tắc thứ tư''''', đòi hỏi khi giải thích các hiện tượng xã hội, cần phải phân biệt nguyên nhân "hiệu quả", tức là nguyên nhân gây ra hiện tượng với chức năng mà hiện tượng thực hiện. Theo Durkheim, nghiên cứu xã hội học có hai nhiệm vụ:
#*''Nhiệm vụ thứ nhất'', là chỉ ra điều kiện, yếu tố và nguyên nhân gây hiện tượng xã hội;
#*''Nhiệm vụ thứ hai'', là phân tích chức năng, hệ quả của hiện tượng xã hội đối với cả hệ thống xã hội, bối cảnh xã hội mà hiện tượng đó diễn ra. Đây là một trong những quy tắc làm cơ sở phát triển trường phái chức năng luận trong xã hội học.
#'''''Nhóm quy tắc thứ năm''''', là các quy tắc chứng minh xã hội học.