Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Đại Định”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
Song song đó, tướng Phúc Vĩnh chia quân ra làm ba đạo, tự mình cầm thủy quân theo đường [[sông Tiền]], còn Phúc Triêm và Đại Định thì theo đường bộ rồi đồng loạt tiến công. Quân Sà Tốt chống cự không nổi tháo chạy về nước.
 
ThốngTổng binh Trần Đại Định liền thúc quân truy đuổi sang tận đất [[Chân Lạp]]. Ở Lovek (La Bích), vua Chân Lạp là Sâtha (Nặc Tha) sợ vạ lây bèn ẩn trốn, rồi gởi thư cho tướng Đại Định để thanh minh rằng mọi việc không do mình gây ra, cam kết sẽ bắt nạp nhóm cầm đầu, khẩn xin dừng đại binh.
 
Trần Đại Định đem việc ấy báo về, nhưng tướng Phước Vĩnh không nghe theo, muốn truy nã đến cùng. Vua Nặc Tha nghe vậy cả sợ, bèn chạy trốn xa.
Dòng 29:
 
[[Tháng giêng]] năm [[Nhâm Tý]] ([[1732]]), tướng Trương Phước Vĩnh tiếp được tin ngoài biên báo về, liền đốc binh tiến sang Chân Lạp, quân Sà Tốt lại chạy trốn. [[Tháng 3]], tướng Trương Phước Vĩnh để Trần Đại Định ở lại ứng phó, còn mình thì kéo đại binh về Gia Định.
 
===Bị vu oan===
Đã nhiều năm dùng binh mà việc biên giới chưa yên, tướng Phước Vĩnh bị triều đình nghiêm trách. Sợ giáng tội, tướng Vĩnh bèn bí mật tâu rằng: việc ấy là do Trần Đại Định chần chừ trong việc hành quân, lại tư thông với vua [[Cao Miên]]...