Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thế vận hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 202:
Mặc dù thế vận hội được thành lập với ước mơ tốt đẹp cho nền hòa bình thế giới, nhưng đã có một thời thế vận hội Olympic hiện đại đã thực sự trở thành một sự kiện quốc tế quan trọng, nó cũng trở thành một "sàn đấu" cho những tranh cãi chính trị. Những thế vận hội được nhiều người nói đến nhất là thế vận hội Berlin năm 1936. IOC đã bỏ phiếu cho Berlin vào năm 1931 trước khi các thành viên của Ủy ban này biết rằng [[đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa|đảng Quốc xã]] sẽ nhanh chóng nắm quyền điều hành nước Đức. Trong những năm đầu của những năm 1930, dưới luật lệ của [[Đức Quốc xã|Đức quốc xã]], những vận động viên Đức - [[Do Thái]] đã bị loại ra khỏi đội tuyển Đức. Điều này đã vi phạm [[hiến chương Olympic]] khiến cho người Mỹ đòi tẩy chay thế vận hội 1936. Hoạt động tẩy chay đã thất bại bởi vì nhà lãnh đạo của Ủy ban Olympic Hoa Kỳ thời đó là Avery Brundage tin rằng các viên chức của Đức sẽ cho phép các vận động viên người Đức-Do Thái thi đấu.Thật vậy, nhưng chỉ có 2 vận động viên người Do Thái có mặt trong đội tuyển Đức tại thế vận hội Olympic 1936.
 
Có nhiều cuộc [[Danh sách các lần tẩy chay Olympic|tẩy chay thế vận hội]] đã xảy ra của nhiều quốc gia khác nhau. Năm 1956, các đội Ai Cập, Liban và Iraq đã tẩy chay thế vận hội [[Melbourne]] để phản đối sự xâm lăng của Anh, Pháp lên đất nước họ và sự "có mặt" của [[Israel]] tại [[Trung Đông]]. Những cuộc tẩy chay lớn đã xảy ra vào các năm 1976, 1980 và 1984. Năm 1976, nhiều quốc gia châu Phi yêu cầu New Zealand phải bị đuổi khỏi thế vận hội Montréal vì "cái tội" đội bóng bầu dục của họ đã "chơi xấu" đội Nam Phi (thời đó vẫn còn luật lệ của những người ủng hộ [[chủ nghĩa Apacthai]]). Khi IOC không đồng ý với những yêu cầu của các nước châu Phi với lý do rằng bóng bầu dục không phải là môn thể thao Olympic (???), các vận động viên của 28 quốc gia châu Phi đã được chính phủ của họ gọi về nước. Còn vấn đề về cuộc tẩy chay thế vận hội Matxcơva năm 1980 là sự xâm chiếm Afghanistan năm 1979 của Liên Xô. Mặc dù tổng thống Mỹ [[Jimmy Carter]] đã buộc [[USOC]] (Ủy ban Olympic Hoa Kỳ) phải từ chối lời mời tham dự thế vận hội Matxcơva, nhiều NOC (Ủy ban Olympic quốc gia) khác đã bất chấp những đề nghị của chính phủ để tẩy chay thế vận hội. Lúc đó tổng thống Carter đã hành động để làm thất bại thế vận hội Matxcơva (có tới 62 quốc gia tẩy chay thế vận hội), và rõ ràng hành động này sẽ dẫn tới sự "trả đũa" của Liên Xô và đồng minh của họ. Và sự ‘trả đũa" này đã xảy ra tại thế vận hội Los Angeles. Mặc dù Rumani đã gửi một đội tới tham dự nhưng 16 nước đồng minh của Liên Xô đã tẩy chay thế vận hội này.
 
Từ những năm 1940 đến những năm 1980, IOC cũng đã đụng phải những vấn đề chính trị bởi những mâu thuẫn của các quốc gia.Một vấn đề khó xử có liên quan tới đội Olympic Trung Quốc và Đài Loan là vì mâu thuẫn chính trị giữa một bên là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Đại Lục và một quốc gia gọi là Cộng hòa Trung Hoa ở đảo Đài Loan. Năm 1952, IOC quyết định mời cả hai đội Trung Quốc và Đài Loan, nhưng mâu thuẫn chính trị đã dẫn tới việc tẩy chay thế vận hội hàng thập niên của Trung Quốc. Họ đã không gửi đội tuyển tham dự thế vận hội mãi cho đến thế vận hội Lake Placid năm 1980.