Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Lịch sử: French spelling (École)
Dòng 5:
*Vào những năm đầu của Thế kỷ XX, ở Việt Nam một loạt các trường mang hình dáng Mỹ thuật ra đời. Tuy nhiên, trong thời gian này đất nước đang nằm trong ách thống trị của thực dân Pháp. Vì thế mà ngay cả con người, vận mệnh của đất nước còn chìm nổi và bấp bênh thì nghệ thuật khó định hình để phát triển. Ở thời kỳ này, các trường Mỹ thuật được thực dân Pháp thành lập với ý đồ thống trị lâu dài của chúng, vì thế mà các trường được lần lượt ra đời trong một khoảng thời gian rất ngắn.
*Năm [[1901]], trường Mỹ thuật đồ mộc [[Thủ Dầu Một]] được thành lập. Tiếp theo là trường Nghệ thuật và kỹ nghệ [[Biên Hòa (tỉnh)|Biên Hòa]], được thành lập năm 1903 (thường gọi là trường Mỹ nghệ Biên Hòa).
*Năm [[1913]] thì “Trường dạy vẽ” (EcoleÉcole de Dessin), thường gọi là “Trường vẽ [[Gia Định (tỉnh)|Gia Định]]”, là tiền thân của “Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” ngày nay. Ở đây, sự phát triển của "trường vẽ Gia Định" đều có liên quan, tiếp sức của các trường nói trên.
*Kể từ khi thành lập, “Trường Vẽ Gia Định” ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho đến năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung Ương trang trí Mỹ thuật Paris”. Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội họa phương Tây. Trường bắt đầu đào tạo có hệ thống, có phương pháp khoa học, thay cho cách đào tạo truyền nghề. Những người có công làm việc đó là: Ông [[L’Helgouache]], ông Garnier, ông [[wikipedia:André_Joyeux|André Joyeux,]] ông [[wikipedia:Claude_Lemaire|Claude Lemaire]], ông Lưu Đình Khải, ông Đỗ Đình Hiệp…
*Năm [[1940]], trường vẽ Gia Định được đổi tên thành “trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định” (Ecole des Arts appliqués de Gia Đinh). Từ đây chương trình đào tạo của trường dần dần được cải thiện, thêm môn trang trí tổng quát, luật viễn cận... Đặc biệt thêm môn học ký họa, nhờ thế mà trường đã đưa học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động trong những tác phẩm nghệ thuật.