Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Cao Khải”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Đánh giá lại Hoàng Cao Khải: clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 52:
Giáo sư sử học Chương Thâu (nhân dịp in lại Việt sử yếu):
 
{{cquote|''"Bất ngờ là, sau quá trình tìm hiểu, tôi lại đi đến một kết luận thú vị. Đó là, những "bia miệng" giáng xuống Hoàng Cao Khải hơi quá nặng nề so với "tội trạng" thực của ông....Ngoài chuyện làm quan cho nhà Nguyễn, Hoàng Cao Khải còn mắc phải một "tội trạng" nặng nề khác là đàn áp khởi nghĩa, đúng không ? Nhưng, lục tìm tài liệu cũ của Pháp, tôi lại phát hiện những trang "mật" ghi chép cẩn thận mọi hành vi của Hoàng Cao Khải. Càng đọc càng thấy, các "quan trên" tỏ ý nghi ngờ Tổng đốc họ Hoàng làm việc "hai mang". Nếu không thì tại sao, ngày giờ tiến hành đàn áp khởi nghĩa Yên Thế, Hoàng Cao Khải đều thống nhất với một đồng sự vốn là bà con xa của Hoàng Hoa Thám, như thể ngầm "đánh tiếng" sang nghĩa quân. Rồi, sau này lập ấp Thái Hà, thực tâm Hoàng Cao Khải muốn giúp đỡ những người từ phương xa tới kinh kỳ. Trong danh sách những người được ông cưu mang, có cả Hoàng Mậu Dân, thân phụ của Hoàng Ngọc Phách. Mà Hoàng Mậu Dân thì vốn là thủ túc của Phan Đình Phùng, bị truy nã gắt gao ở Hà Tĩnh. Ngay Phan Bội Châu, lãnh tụ của phong trào Đông Du cũng nhận định: Hoàng Cao Khải là người "nhất điểm linh đài", "còn một điểm lương tâm, còn biết Việt Nam là nước của tổ tông cha mẹ, là nước đồng bào, không nỡ trông thấy người Pháp phá hoại mòn mỏi đi". Ông cũng hy vọng Hoàng Cao Khải một lúc nào đấy sẽ hồi tâm. Theo suy nghĩ của tôi, dù làm việc cho Pháp nhưng Hoàng Cao Khải vẫn là người có tinh thần dân tộc (tôi không dùng chữ yêu nước). Tinh thần dân tộc ấy đã lan truyền đến thế hệ con, cháu của ông. Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông cũng thiết lập một trại ấp "từ thiện" và còn có công khôi phục làng nghề cho tỉnh Hà Đông. Đặc biệt, cả Hoàng Trọng Phu và Hoàng Mạnh Trí (Tổng đốc Nam Định) đều âm thầm hỗ trợ phong trào Đông Du, làm lơ cho hai trung tâm tuyển chọn đi Đông Du ở Hà Đông và Nam Định cứ việc hoạt động. Chừng ấy chi tiết đã đủ để chúng ta nên xem xét lại chưa? Chính từ trường hợp của Hoàng Cao Khải mà tôi nhận thấy, tầng lớp sĩ phu cùng thời với ông có sự phân hóa rõ rệt: một bộ phận đi làm cách mạng, một bộ phận "án binh bất động", một bộ phận vì nhiều lý do tạm thời làm việc cho Pháp. Nét độc đáo ấy, khi nhìn lại lịch sử dân tộc, lẽ ra chúng ta cần để tâm nghiên cứu."''<ref>[http://thanhnien.vn/van-hoa/danh-gia-lai-hoang-cao-khai-141038.html "Đánh giá lại" Hoàng Cao Khải], Thanh Niên, 04/10/2007</ref>}}
 
==Tham khảo==