Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Gia Định”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Lịch sử: Xóa hình ảnh sai lệch, Thành Gia định ở vị trí quận 1 hiện tại. Còn cổng này ở Bình Thạnh
n →‎Kinh tế và dân cư: French spelling (Études)
Dòng 81:
Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa<ref name=museum/>.
 
Các điểm dân cư,công trình kiến trúc hình thành từ tận khi những người [[Minh Hương]] đến đây vào khoảng năm 1680: công trình kiến trúc lúc này có là đồn lính, kho lương thảo, dinh quan trấn thủ như: kho Quản Thảo, [[dinh Tân Thuận]], [[dinh Nặc Nộn]], cùng một hệ thống đồn lính ngay [[cảng Bến Nghé]]. Các công trình tôn giáo và chợ búa phục vụ nhu cầu người dân, binh lính hình thành như [[chợ Điều Khiển]], [[chùa Cây Mai]]. Đồng thời một số địa danh phản ánh sự hình thành điểm dân cư như Bầu Tròn, Thị Nghè, Đất Hội cũng ra đời. Từ năm 1801, nhờ sự hỗ trợ của Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thành lập [[nhà Nguyễn|triều Nguyễn]], thống nhất Việt Nam. Lê Văn Duyệt được cử làm Tổng trấn Nam Kỳ và trú đóng tại Sài Gòn. Các công trình chợ búa, cảng, cửa hàng. kho hàng, các khối ngành nghề thủ công… xung quanh thành Bát Quái phát triển theo, xoá đi những điểm chợ búa và thương mại cũ ngày xưa và phần "THỊ" được hình thành một cách tự phát. Vì tình hình bất ổn, nhiều [[người Hoa (Việt Nam)|người Hoa]] ở [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]], [[Định Quán]] cũng chạy về vùng Sài Gòn gần thành Bát Quái hình thành nên vùng Chợ Lớn, giao thông với thành Bát Quái bằng kênh Tàu Hủ và một con đường độc đạo<ref name=museum/>. Số cư dân của thành năm 1819 là khoảng 180.000 dân bản xứ và 10.000 [[người Hoa (Việt Nam)|người Hoa]]<ref>Theo tài liệu của tập san Hội Cổ Học Ấn Hoa, Bulletin de la Société des EtudesÉtudes Indochinoises, năm 1942, tập số 2</ref>.
 
Kinh tế xã hội thời gian này khá phát triển, với hệ thống đường sá kết nối [[Gia Định]] và [[Chợ Lớn]] ngày càng gần nhau. Cảng Bến Nghé phát triển mạnh, đi kèm là các hệ thống kho gạo, kho lương thực phát triển nằm dọc từ ngã ba kênh Bến Nghé và sông Sài Gòn, chạy về phía quận 4 hiện giờ. Những kho này tiếp nhận lượng thực từ miền Tây Nam Bộ qua hướng kênh Tàu Hủ.