Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Simhapura”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lịch sử: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 5:
 
==Lịch sử==
Mặc dù Lâm Ấp được thành lập từ năm 192 sau công nguyên, nhưng không để lại bất cứ bia ký nào cũng như các sử sách Trung Quốc nói tới về kinh đô của người Chăm. Mãi tới thời vua Bhadravarman ([[Phạm Hồ Đạt]]) trị vì từ (380-413), sách ''Thủy kinh chú'' của Trung Quốc mới ghi chép về kinh thành của người Chăm. Dựa theo các ghi chép này và các khảo cổ khai quật, các nhà nghiên cứu cho rằng kinh đô của Lâm Ấp nằm một trong hai nơi là [[Huế|Thành phố Huế]] hoặc vùng [[Trà Kiệu]], [[Quảng Nam]]. Tuy nhiên dựa theo miêu tả của ''Thủy kinh chú'' về cuộc tấn công của [[Đàn Hòa Chi]] - thứ sử [[Giao Châu]] vào kinh đô Lâm Ấp năm 446, các học giả nghiên về hướng đặt kinh đô thời kỳ Phạn Hồ Đạt ở Huế với tên gọi là [[Kandapurpura|Điển Xung]]
 
Sau các cuộc tấn công từ Giao Châu bởi các thứ sử Ôn Phóng Chi, Giao Tuấn, kinh đô [[Kandapurpura]] bị phá hủy. Lâm Ấp chuyển đô vào khu vực Trà Kiệu lập kinh đô mới với tên gọi Sinhapura vào khoảng cuối [[thế kỷ 4]] đầu [[thế kỷ 5]], cuộc tấn công kế tiếp từ Giao Châu bởi tướng [[Lưu Phương]] năm 605, Lưu Phương đã phá hủy kinh đô Sinhapura, vua Sambhuvarman (Phạm Chí) bỏ thành chạy ra biển, nhà Tùy chia Lâm Ấp thành ba châu là Đảng Châu, Nông Châu, Xung Châu, cai quản Lâm Ấp và đặt trị sở tại Simhapura. Tuy nhiên 10 năm sau đó Phạm Chí đã giành lại được Lâm Ấp khi nhà Tùy suy yếu