Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Dyrrhachium (1081)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
'''Trận Dyrrhachium''' (ngày nay gần [[Durrës]] ở [[Albania]]) là một trận đánh diễn ra vào ngày [[18 tháng 10]] năm [[1081]], giữa quân đội [[Đế quốc Đông La Mã|Đông La Mã]] do [[Danh sách các Hoàng đế Đông La Mã|Hoàng đế]] [[Alexios I Komnenos]] chỉ huy và [[người Norman]] chỉ huy bởi [[Robert Guiscard]], [[Danh sách các bá tước và công tước của Apulia và Calabria|Công tước của Apulia và Calabria]] ở miền nam nước Ý. Trận đánh diễn ra ở bên ngoài thành phố [[Durrës|Dyrrhachium]] (còn được gọi là ''Durazzo''), thủ phủ của Đông La Mã ở tỉnh [[Illyria]] và kết thúc bằng một chiến thắng của người Norman.
 
Sau khi [[Cuộc chinh phục miền nam Ý của người Norman|người Norman thôn tính các tỉnh miền nam nước Ý của Đông La Mã và đảo Sicily của người Saracen]], Hoàng đế Đông La Mã [[Mikhael VII Doukas]] (r. 1071-1078), đã hứa hôn con trai mình với con gái của Robert Guiscard. Khi giới quý tộc ở Constantinopolis lật đổ MichaelMikhael, Robert đã coi đây là một cái cớ để tấn công Đông La Mã vào năm 1081. Quân Norman đã bao vây thành Dyrrhachium, nhưng hạm đội của ông ta đã bị [[Venezia|người Venice]] đánh bại. Ngày 18 tháng 10, quân Norman đụng độ với quân đội Đông La Mã do đích thân hoàng đế Alexios I Komnenos chỉ huy ở bên ngoài thành phố. Cuộc chiến bắt đầu khi cánh hữu của quân Đông La Mã tràn sang tấn công cánh tả của quân Norman, khiến họ tan vỡ và tháo chạy. Lính đánh thuê [[Vệ binh Varangian|Varangian]] đuổi theo truy kích nhưng dần tách ra khỏi lực lượng chính và bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngay sau đó, các [[hiệp sĩ]] Norman đánh thẳng vào trung quân của Đông La Mã, làm đa phần quân Đông La Mã tháo chạy khỏi chiến trường.
 
Sau chiến thắng này, người Norman chiếm thành Dirrhachyum và tiến sâu vào nội địa, giành quyền kiểm soát phần lớn [[Macedonia]] và [[Thessalía|Thessaly]]. Nhưng Robert Guiscard buộc phải quay về Ý, khi quân đồng minh của ông ta, [[Giáo hoàng Grêgôriô VII]] sắp bị [[Heinrich IV của đế quốc La Mã Thần thánh|Heinrich IV]], [[Thánh chế La Mã|Hoàng đế của Thánh chế La Mã]] đánh bại. Con trai Robert là [[Bohemond I của Antioch|Bohemond]] được giao quyền chỉ huy số binh lính còn ở lại Hy Lap. Bohemond đạt được thành công bước đầu, đánh bại được Alexios trong vài trận chiến, nhưng cuối cùng đã bị Alexios nghiền nát trong trận chiến ở bên ngoài thành [[Larissa]]. Bohemond buộc phải bỏ lại toàn bộ đất đai đã chiếm được, đưa tàn quân rút về Ý. Trong khi đó, Đông La Mã bước vào thời kỳ [[Phục hưng Komnenos]].
Dòng 29:
[[Tập tin:Map Byzantine Empire 1076-vi.svg|trái|nhỏ|300 px|Đế quốc Đông La Mã vào năm 1076 (phần màu xanh là Vương quốc Hồi Giáo của người Seljuk)]]
 
Năm 1071, Robert và anh trai của ông ta, [[Roger I của Sicily|Roger]] đã chiếm [[Bari]], thành trì cuối cùng của Đông La Mã ở Ý. Một năm sau, người Norman tràn vào Sicily, chấm dứt sự tồn tại của [[Tiểu vương quốc Sicily]] kéo dài gần 250 năm. Năm 1073, Hoàng đế Đông La Mã [[MichaelMikhael VII Doukas|MichaelMikhael VII]] đã cử một phái đoàn đến gặp Robert Guiscard nhằm tìm kiếm một thỏa thuận đồng minh, dựa trên sự hôn phối con trai [[ConstantineKonstantinos Doukas (đồng hoàng đế)|ConstantineKonstantinos]] của ông ta với Helena, con gái của Robert.<ref name="N14-J">{{harvnb|Norwich|1995|p=14}}; Anna Comnena. ''The Alexiad'', 1.12.</ref> Robert Guiscard chấp nhận lời đề nghị này và gửi con gái của mình tới [[Constantinopolis]]. Nhưng vào năm 1078, giới quý tộc ở Contantinopolis đã làm cuộc chính biến lật đổ MichaelMikhael VII và đưa [[Nikephoros III Botaneiates|Nicephorus Botaneiates]] lên ngai vàng, điều này dẫn tới việc Helena không thể lên ngôi hoàng hậu còn Robert mất đi những quyền lợi có thể nhận được khi con rể ngồi lên ngai vàng.<ref>{{harvnb|Treadgold|1997|p=614}}; Anna Comnena. ''The Alexiad'', 1.12.</ref> Đây là cái cớ mà Robert lấy ra để tấn công vào Đế quốc Đông La Mã, khi ông ta tuyên bố dấy binh là vì con gái bị ngược đãi đồng thời giành lại quyền lợi chính đáng cho con rể ConstantineKonstantinos của mình. Tuy nhiên, các cuộc nổi loạn ở Ý đã làm chậm lại kế hoạch can thiệp quân sự của ông ta.<ref>{{harvnb|Norwich|1995|p=15}}; {{harvnb|Treadgold|1997|p=614}}.</ref>
 
Robert Guiscard ban lệnh tất cả những ai trong độ tuổi nhập ngũ tham gia quân đội, huấn luyện và vũ trang đầy đủ cho họ.<ref name="Norwich">{{harvnb|Norwich|1995|p=16}}.</ref> Đồng thời với việc củng cố lực lượng, Robert gửi một đại sứ tới Constantinopolis để đòi các yêu cầu quyền lợi thích hợp cho Helena, và mua chuộc [[Tổng đốc các quân đoàn]], Alexios.<ref>Anna Comnena. ''The Alexiad'', 1.15.</ref> Người ta không rõ kết quả đàm phán như thế nào, nhưng khi viên đại sứ trở về, Robert Guiscard đã được báo tin về cuộc chính biến đã lật đổ Botaneiates<ref name="Norwich">{{harvnb|Norwich|1995|p=16}}.</ref> và đưa Alexios ngồi lên ngai vàng, trở thành [[Alexios I Komnenos]].