Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Đông La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 220:
Sau thất bại ở Manzikert, đế quốc đã phần nào khôi phục lại vinh quang nhờ những nỗ lực của các hoàng đế [[nhà Komnenos]].<ref name="M124">{{harvnb|Magdalino|2002|p=124}}.</ref> Ngay khi vừa lên ngôi, Alexios I đã phải đối phó với một cuộc xâm lược như vũ bão của người Norman được lãnh đạo bởi [[Robert Guiscard]] và con trai ông ta, [[Bohemund I của Antioch|Bohemund xứ Taranto]], người đã chiếm [[Trận Dyrrhachium (1081)|Dyrrhachium]] và [[Corfu]], và bao vây thành [[Larissa]] ở [[Thessaly]]. Cái chết của Robert Guiscard vào năm 1085 đã tạm thời đẩy lùi cuộc xâm lăng của người Norman. Năm sau, Sultan Seljuk qua đời, [[Vương quốc Hồi Giáo Rum]] lâm vào nội chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Bằng sự nhạy bén và tài cầm quân, Alexios đã tiến hành chiến dịch tấn công bất ngờ vào quân [[Pecheneg]]; bị bất ngờ, quân Pecheneg thảm bại tại [[trận Levounion]] vào ngày 28 Tháng Tư 1091.<ref name="Br">{{cite encyclopedia|title=Byzantine Empire|encyclopedia=Encyclopædia Britannica}}</ref>
 
[[Tập tin:ByzantiumforecrusadesAnatoliabeforecrusade-vi.jpgsvg|350px|nhỏ|trái|Đế Chế Đông La Mã và [[Vương Quốc Hồi Giáo Rum]] trước [[Cuộc thập tự chinh thứ nhất|cuộc Thập tự chinh đầu tiên]].]]
 
Chiến thắng trong trận Levounion, cho phép Alexios có thể củng cố được sự ổn định ở châu Âu và hướng sự quan tâm chú ý tới vấn đề khó khăn kinh tế và sự yếu kém của các hàng phòng thủ quanh Constantinopolis.<ref name=Birkenmeier>{{harvnb|Birkenmeier|2002}}.</ref> Nhưng ông không có đủ nhân lực để tái chiếm lại các vùng bị mất ở [[Tiểu Á]] và đẩy lùi quân Seljuk, ngoại trừ khu vực màu mỡ dọc bờ biển phía tây Tiểu Á. Tại [[Hội đồng Piacenza]] năm 1095, phái viên của Alexios đã trình bày với [[Giáo hoàng Urban II]] về sự áp bức mà người Kito Giáo ở phía đông phải chịu đựng, và nhấn mạnh rằng nếu phương tây không can thiệp, có thể họ sẽ phải chịu như vậy mãi mãi. Urban II thấy lời đề nghị của Alexios là cơ hội tốt để nối lại sự gắn kết giữa hai giáo hội dưới sự lãnh đạo của mình.<ref name=Harris>{{harvnb|Harris|2003}}; {{harvnb|Read|2000|p=124}}; {{harvnb|Watson|1993|p=12}}.</ref> Ngày 27 tháng 11 năm 1095, [[Giáo hoàng Urban II]] cùng với [[Hội đồng Clermont]] đã kêu gọi mọi người hãy cầm vũ khí đi dưới lá cờ chữ thập và tiến hành một cuộc viễn chinh giành lại [[Jerusalem]] và [[Levant]] từ tay người Hồi Giáo. Lời kêu gọi đó được cả Tây Âu hưởng ứng ngay tức khắc.<ref name="Br" />