Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Lý Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
đầu
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 24:
bar:era from:1224 till:1264 color:red
</timeline>
| kiểu tại vị = Trị vì| tên đầy đủ = Triệu Dữ Cử (趙與莒)<br/>Triệu Quý Thành (趙貴誠) <br/> Triệu Quân (趙昀)|kiểu tên đầy đủ =Tên thật
| tiền nhiệm = <font color="grey">[[Tống Ninh Tông]]</font>
| kế nhiệm = <font color="blue">[[Tống Độ Tông]]</font>
Dòng 39:
| nơi mất = [[Hàng Châu|Lâm An]], [[Nhà Tống|Nam Tống]]
| an táng = Vĩnh Mục Lăng
| miếu hiệu = [[Lý Tông]] (理宗)
| thụy hiệu = <font color = "grey">Kiến Đạo Bị Đức Đại Công Phục Hưng Liệt Văn Nhân Vũ Thánh Minh An Hiếu Hoàng đế<br/>(建道备德大功复兴烈文仁武圣明安孝皇帝)}}
'''Tống Lý Tông''' ([[chữ Hán]]: 宋理宗, [[26 tháng 1]] năm [[1205]] - [[16 tháng 11]] năm [[1264]]), [[thụy hiệu]] đầy đủ '''Kiến Đạo Bị Đức Đại Công Phục Hưng Liệt Văn Nhân Vũ Thánh Minh An Hiếu hoàng đế''' (建道備德大功復興烈文仁武聖明安孝皇帝)<ref name="TS41">''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷041|quyển 41]]</ref>, tên thật là '''Triệu Dữ Cử''' (趙與莒), '''Triệu Quý Thành''' (趙貴誠) hay '''Triệu Quân''' (趙昀), là vị [[hoàng đế]] thứ 14 của vương triều [[nhà Tống]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], đồng thời cũng là vị hoàng đế thứ năm của thời đại [[Nam Tống]] ([[1127]] - [[1279]]).
Dòng 54:
=== Thuở thiếu thời ===
 
Triệu Dữ Cử là cháu đời thứ 10 của [[Tống Thái Tổ]] [[Triệu Khuông Dận]], chào đời vào ngày Quý Hợi tháng giêng ([[26 tháng 1]]) năm nguyên niên Khai Hi ([[1205]]) thời Tống Ninh Tông tại ấp Trung Hồng, huyện Sơn Âm, phủ Thiệu Hưng<ref name="TS41" />. Phụ thân ông là [[Triệu Hi Lư]], về sau truy phong là Vinh Văn Cung vương [[Triệu Hi Lư]], mẹ là Toàn thị. Hy Lư là con của Triệu Quốc công [[Triệu Sư Ý]] (赵师意), Sư Ý là con của Ích Quốc công [[Triệu Bá Ngộ]] (赵伯旿), Bá Ngộ là con Ngô Quốc công [[Triệu Tử Thích]] (赵子奭), Tử Thích là con Phòng Quốc công [[Triệu Lệnh Giá]] (趙令稼), Lệnh Giá là con Gia Quốc công [[Triệu Thế Quát]] (趙世括), Thế Quát là con Lư Giang hầu [[Triệu Thủ Độ]] (趙守度), Thủ Độ là con Ký vương [[Triệu Duy Cát]] (趙惟吉), Duy Cát là con Yên Ý vương [[Triệu Đức Chiêu]] (趙德昭), Đức Chiêu là con trai thứ hai của Tống Thái Tổ, do con trai trưởng của Thái Tổ là [[Đằng vương Triệu Đức Tú]] mất sớm khi còn nhỏ và không có hậu duệ, nên Đức Chiêu là người đáng lý sẽ được chọn làm trữ quân của Thái Tổ trong tương lai. Nhưng do xưa kia Thái Tổ theo di huấn của thái hậu, nhường ngôi cho Thái Tông nên Đức Chiêu dù đã trưởng thành và rất tài năng (văn võ song toàn) lại thêm được cái đại thần trong triều, nhất là đại thần [[Triệu Phổ]] (cánh tay phải đắc lực của Thái Tổ bấy giờ) đánh giá cao cũng không được vua cha lập làm Thái tử mà chỉ được ban tước vị Yên vương. Thái Tông lên ngôi, liền tìm cớ giết hại con cháu Thái Tổ để có thể nhường ngôi cho con cháu của mình, [[Triệu Đức Chiêu]] cũng đã bị bức tử vào năm [[979]]. Các hoàng đế về sau của nhà [[Bắc Tống]] đều là hậu duệ của [[Tống Thái Tông]], còn các hoàng đế về sau của nhà [[Nhà Tống|Nam Tống]] (trừ [[Tống Cao Tông]]) đều là hậu duệ của [[Tống Thái Tổ]]. Triệu Dữ Cử là hậu duệ dòng trưởng chính thống trực hệ của Thái Tổ, nếu đem đối chiếu với phả hệ của hoàng tộc Triệu thị thì Dữ Cử là cháu họ của [[Tống Ninh Tông|Ninh Tông]] và gọi Ninh Tông bằng chú. Nhưng nếu xét về khía cạnh chính thống theo đạo lý trong [[Nho giáo]] thời phong kiến thì Triệu Dữ Cử có quyền thừa kế hợp pháp hơn nhiều so với dòng dõi của Tống Ninh Tông vì tổ tiên ông là dòng trưởng của Thái Tổ.
 
Lúc Dữ Cử chào đời là vào buổi tối nhưng lại có năm đạo hào quang ngũ sắc từ trong nhà vụt ra, sáng như ban ngày<ref name="TS41" />. Chào đời được ba ngày thì gia nhân nghe thấy bên ngoài có tiếng huyên náo của xa ngựa, nhưng khi ra xem thì chẳng thấy gì. Lúc Dữ Cử còn nhỏ ở trong buồng kín bỗng thấy có luồng sáng xuất hiện như ban ngày, mọi người nhìn vào đứa trẻ thì thấy giống như long, lân. Có người đến đoán mệnh, nói rằng Dữ Cử về sau hiển quý không biết bao nhiêu mà kể, mà người em là Dữ Nhuế cũng rất phi phàm<ref name="TS41" />.