Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đề-bà-đạt-đa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bổ sung
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 66:
Ngày nọ, y vào nhà một nữ nông dân nghèo kia, người đàn bà tuy không có tiền mua hàng, nhưng lại có một cổ vật muốn đổi chác. Đó là một cái lọ cũ đã đổi màu trong nhà bếp. Bà bảo đứa cháu mang cái lọ khá to ra, đưa cho Đề-Bà-Đạt-Đa và nói, “Ông hãy định giá cái lọ lớn nầy, để tôi đổi lấy các món hàng cần dùng của ông”.
 
Khi cầm lấy cái lọ nặng, Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) biết đó không phải là một vật tầm thường. Nó vốn làm bằng vàng. Giá trị của nó còn đắcđắt hơn cả số hàng hóa mà Đề-Bà-Đạt-Đa chất trên xe. Y cũng nhận thấy hai bà cháu lão nông dân chẳng biết đây là vật quí.
 
Lòng tham nổi lên, Y giả bộ nói rằng, đó là một cái lọ cũ chẳng dùng được vào đâu cả. Rồi y trả nó lại cho chủ, in tuồng như mang nó về chẳng nên tích sự gì. Trong lòng tên gian thương còn nghĩ, nếu bà đổi nó với giá rẻ mạcmạt, mình cũng sẽ bỏ đi. Rồi mình trở lại tất có lợi hơn. Biết đâu bà túng thiếu quá, sẽ năn nỉ mình mua rẻ. Và mình sẽ bảo, vì lòng từ bi muốn làm phước giúp bà, tôi mới mua cái lọ cũ “vô dụng” nầy, chứ tôi chẳng biết phải làm gì với nó.
May thay cho bà lão. Sau khi y đi rồi thì thương gia thứ hai (hay Bồ-Tát) đến bán hàng, cũng tại nhà bà nông dân nghèo ấy. Bà lão lại bảo cháu mang cái lọ cũ đổi màu ra, và đề nghị đổi chác như trước.
 
Dòng 81:
Lúc họ biết được mặt thật của ông, thì họ đã hối hận, kéo nhau về ra mắt đức Phật để sám hối tạ tội. Đề-Bà-Đạt-Đa chỉ còn một mình, sống hẩm hiu những ngày tháng cô độc.
 
Khi Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) đến gần cái chết, thì một nỗi hối tiếc không ngừng dày vò tâm tư ông. Lúc đó ông mớinhậnmới nhận chân được pháp vô thường trong kiếp sống. Một nỗi đau đớn đè nặng trong tim ông. Và ngoài con đường qui chánh, ông không còn con đường nào khác. Ông tự hỏi “Phải chăng chỉ còn một nhân duyên chót nầy, vì Phật sẽ không luân hồi nữa, tại sao ta không lấy giáo pháp của Ngài làm phương tiện để cứu giúp mình ? Hay ta đã đi quá xa chánh đạo, quay về không được nữa ?”.
 
Ông run rẩy đứng lên, bước về hướng Kỳ Viên Tịnh Xá, để về xin Phật tha lỗi. Nhưng chân ông bỗng dính chặcchặt vào mặt đất, ông liền ngã quỵ, và lửa địa ngục đã phực ra, phủ lên linh hồn lẫn thể xác của ông. Đề-Bà-Đạt-Đa nghẹt thở, mắt hết thấy đường, hấp hối và tắt thở trong sự dày vò cực độ, trước khi đến được với đức Phật. Lập tức Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta) rơi vào địa ngục vô gián (Avichi Niraya).
Sau khi nghe kể lại cái chết thảm kốc của người đệ tử nầy, đức Phật đã nói “Mặc dù Đề-Bà-Đạt-Đa có nhiều hành động xấu, nhưng những phạm hạnh ông thực hiện trong thời gian đầu làm tỳ khưu, dưới sự hướng dẫn của Như Lai, vẫn trổ quả tốt trong tương lai.
Tuy tham vọng thúc đẩy Đề-Bà-Đạt-Đa nôn nóng trở thành một giáo chủ, và quả ấy ông không đạt được. Nhưng pháp hành và thiền định mà ông đã thành công đến mức có thần thông, sẽ giúp ông tỉnh ngộ, và tự tư, tự đắc sau nầy, khi đã trả hết quả ác, xuyên qua vô lượng thời gian, trong địa ngục. Phật biết Đề-Bà-Đạt-Đa trong vô lượng kiếp tương lai, sẽ là một vị Độc Giác, hay Bích-Chi-Giac (Pacceka-buddha), tên là Satthissara.
Dòng 94:
Đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở, “Ta là nơi nương nhờ của ta” (Attàhi attano nàtho), hay ta là đấng cứu tinh của chính ta, và làm gương cho người khác. Ngay cả đức Phật là bậc có vô lượng từ bi đối với Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta), nhưng Ngài vẫn không cứu giúp được người đệ tử tăm tối nầy.
 
Câu chuyện của Đề-Bà-Đạt-Đa có thể cho những ai, dù nhất thời cùng hung cực ác, vẫn còn một hy vọng, rằng khi đã biết quay về nẻo chánh là khi có lối thoát! Huống chi Đề-Bà-Đạt-Đa chưa phải là ngươi cùng hung cực ác, vì đã biết hối hận trước lúc nhắm mắt.
 
== Chú thích ==