Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Sở”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Sự nghiệp: Sửa chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 2:
 
==Sự nghiệp==
Sở xuất thân tiến sĩ, được làm đến quan Giám sát ngự sử. [[Tống Cao Tông]] lên ngôi, sai Sở xem xét lăng tẩm; sau khi trở về, ông dâng sớ nói: “Hà, Đông, Hà Bắc là căn bản của thiên hạ. Gần đây dùng lầm mưu của gian thần, mới cắt 3 trấn, kế đó cắt Lưỡng Hà, dân ở đấy oán hận vào tận xương tủy, đến nay chẳng ai không bất bình. Nếu nhân đây mà dùng họ, thì có thể nằm mà lấy được; còn không thì binh dân Lưỡng Hà không có chỗ nào để trông vào, việc của bệ hạ hỏng mất!” Sở còn nói rằng trở lại kinh sư (tức Khai Phong) có 5 điều lợi, lại nói an nguy của nước nhà, nằm ở sự mạnh – yếu của quân đội, tài năng của quan lại, không nằm ở việc dời đô hay không; tiếp đó ông điều trần về mặt lợi – hại của Lưỡng Hà. Tống Cao Tông tỏ ý muốn giao việc ấy cho Sở, ngay sau đó bắt lỗi Sở khi ông nói rằng [[Hoàng Tiềm Thiện]] gian tà không thể dùng, sẽ gây hại cho triều đình mới dựng. Vì thế Sở chịu bãi quan Ngự sử, đổi làm Binh bộ lang trung; ít lâu sau ông bị trách <ref>Đời Tống, việc ngự sử đàn hặc gọi là trách (责)</ref>, chịu làm Phượng Châu đoàn luyện phó sứ, an trí ở Giang Châu <ref>Đời Tống, quan lại chịu biếm trích đến nơi xa, nếu kẻ ấy bị xem thường thì gọi là Cư trú, xem trọng thì gọi là An trí, rất xem trọng thì gọi là Biên quản</ref>.
 
Sau khi [[Lý Cương]] làm tể tướng, muốn tiến cử Sở làm Kinh lược Lưỡng Hà, nhưng ông từng chỉ trích Hoàng Tiềm Thiện, nên Cương e ngại bị Tiềm Thiện cản trở. Vì thế Lý Cương tìm cơ hội nửa đùa nửa thật nói với Tiềm Thiện rằng: “Nay Hà Bắc chưa có người, một mình Trương Sở đáng dùng, lại chịu kết tội cuồng ngôn. Bất đắc dĩ bỏ qua mà dùng hắn ta, sai làm chiêu phủ, liều chết chuộc tội, chẳng tốt lắm ru?” Tiềm Thiện nhận lời. Lý Cương bèn lấy Sở làm Trực Long Đồ các, sung Hà Bắc chiêu phủ sứ. Sở được ban trăm vạn quan tiền của Nội phủ, cấp hơn ngàn đạo Không danh cáo <ref>Không danh cáo (空名告) là văn bằng bổ nhiệm quan lại, nhưng còn bỏ trống tên tuổi</ref>; còn có 3000 lính Kinh Tây để bảo vệ, nhưng tướng tá, quan thuộc thì phải tự vời gọi, mọi việc được tùy nghi mà làm. Sở vào gặp hoàng đế, trình bày lợi hại; Tống Cao Tông ban cho y phục ngũ phẩm, mệnh Trực bí các [[Vương Khuê]] làm Tuyên phủ tư Tham mưu quan để phụ tá.