Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học kinh viện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → , → (29) using AWB
n →‎Tư tưởng: chính tả, replaced: gới → giới using AWB
Dòng 90:
Ngoài ra Thomas còn đưa ra một chứng cứ khác, được gọi là chứng cứ căn cứ vào trật tự luân lý; nó là tương quan của ý chí đối với mục đích tối hậu. Sự ràng buộc này được coi là nguyên lý tuyệt đối, theo đó con người phải làm điều thiện và tránh điều ác. Nếu công nhận sự ràng buộc luận lý có tính chất tuyệt đối, thì phải công nhận sự hiện hữu của một thực thể tuyệt đối tự thân. Theo Thomas, sự xếp đặt mà Thượng đế dành cho các thụ tạo được gọi là pháp luật vĩnh cửu. Luật này khi đến với con người, biến thành cái tất yếu trong quan hệ luân lý, gọi là luật tự nhiên, mà điều khoản đầu tiên của nó là làm điều lành tránh điều ác. Do đó, Thánh Thomas nhấn mạnh, chúng ta cần hướng về sự thiện, cảm nhận rằng Thượng đế toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ làm đối tượng cho các bản thể thụ tạo. Trí năng thụ tạo hướng về Thượng đế toàn chân như thính giác hướng về âm thanh; ý chí thụ tạo hướng về Thượng đế toàn thiện, toàn mỹ như thị giác hướng về màu sắc. Sự thực hiện đầy đủ pháp luật là niềm tôn kính dâng lên Thượng đế như nhà lập pháp tối cao.
 
Trong Siêu hình học Thomas kế thừa một số phạm trù cơ bản của Siêu hình học [[Aristotle]], thường được hiểu như “triết học thứ nhất” khi so sánh với vật lý học như “triết học thứ hai”. Tuy nhiên Thomas cải biến học thuyết của [[Aristotle]] cho phù hợp với giáo lý Kytô – Thiên chúa giáo. Nói khác đi, Thomas sử dụng các phạm trù của triết học Aristote để phục vụ thần học. Thomas không theo cách tiếp cận của phái Platon về cái chung như khuôn mẫu tuyệt đối của các sự vật, mà bên cạnh nó ông đưa ra phạm trù “ngẫu tính” (tùy thể) để biểu thị mối liên hệ giữa cái chung và cái đơn nhất trong thế giới. Nguồn gốc của cái chung là trí tuệ Thượng đế, do đó tự thân cái chung chưa thể đem đến khả năng nhận thức toàn bộ cái đang hiện hữu. Thomas hiểu bản chất như sự thể hiện của cái chung. Bản chất là cái gì làm cho một tồn tại được quyết định, mà nếu không có cái cốt yếu này, thì cũng không có tồn tại. Mọi cái đang tồn tại, bắt đầu từ Thượng đế và kết thúc bằng tồn tại đơn nhất, đều có bản chất của mình, tức được xác định trong tính toàn vẹn của mình. Bản chất (essentia) và hiện hữu (existentia, esse) về nguyên tắc là khác nhau trong các tồn tại đơn nhất, nghĩa là trong thế giới của sự sinh thành, trải qua. Bản chất là nguyên lý của sự hiện hữu. Hiệu hữu là cái gì làm cho một tồn tại được “phơi bày ra” trong thời điểm hiện tại, là “sự có ra thực sự”, chẳng hạn sự sinh sản một đứa con. Hiện hữu là hiện thể cuối cùng trong trật tự tồn tại, là sự hoàn hảo tối thượng. Thượng đế là hiện thể đầu tiên, thuần túy tuyệt đối, nguyên vẹn, không cần đến bất kỳ sự định nghĩa nào. Chỉ có ở Thượng đế, một thực tại siêu nhiên, mới không có sự phân biệt bản chất và hiện hữu. Phạm trù hình thức (mô thức) và vật chất (thể chất) chiếm vị trí quan trọng trong siêu hình học Thomas. Thomas cho rằng vật chất phần nào được giới hạn bởi hình thức, và hình thức cũng bị gớigiới hạn bởi vật chất, trong đó hình thức phản ánh nội dung chung của sự vật, chất làm bộc lộ tính cá thể và tính cụ thể của hiện hữu sự vật ấy (xem Tổng luận thần học, q.1, t.7, 1c). Mỗi sự vật đều là sự thống nhất hình thức và vật chất, trong đó hình thức là cái năng động, còn vật chất là khả thể, cái thụ động. Nếu Aristote luôn nhấn mạnh sự thống nhất hình thức – vật chất, chỉ trừ thứ hình thức “thuần túy”, hoàn toàn phi vật thể, đồng nghĩa với Thượng đế, thì Thomas, theo tinh thần Kytô – Thiên Chúa giáo, đã hướng cách tiếp cận này đến sự khẳng định tính chất tạo hóa của thế giới bởi Thượng đế. Theo ông, thực thể trần thế khác với thực thể bầu trời, tức các thiên thần, do tính vật thể của nó. Sự phân biệt này là cơ sở để đi đến khẳng định quan điểm về tính ưu việt của thế giới các thiên thần.
 
Học thuyết về sự tồn tại ba mặt của cái chung, hay cái “phổ quát” (universalis) chiếm vị trí đặc biệt trong siêu hình học Thomas. Thứ nhất, cái chung tồn tại trong các sự vật đơn nhất, đồng thời là bản chất của chúng, đó là cái chung trực tiếp. Thứ hai, cái chung được trừu tượng hóa bởi trí tuệ và hiện diện trong đó như cái sau sự vật (post res), đó là cái chung được tư duy. Thứ ba, cái chung là cái trước sự vật (ante res), đóng vai trò khuôn mẫu của sự vật.