Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu Chu Thế Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
→‎Đối nội: 3, 336 temples is correct according to Nichiren Buddhism Library 2017, http://www.nichirenlibrary.org/en/dic/Content/F/165
Dòng 48:
Phát triển nông nghiệp, khôi phục sản xuất: ngay tháng đầu tiên kế vị, Thế Tông hạ chiếu quy định nếu những người già yếu bệnh tật trong quân đội chịu về quê làm ruộng đều được xuất ngũ<ref name=":2" />. Cũng trong tháng ấy, vua hạ lệnh chiêu tập lưu dân các nơi, phân phát đất hoang cho họ canh tác trồng trọt, giúp họ an cư lạc nghiệp<ref name=":2" />. Để tiếp tục giảm gánh nặng cho người nông dân, Thế Tông hạ lệnh giảm thuế, miễn thuế, miễn tất cả các khoản nợ thuế cùng các loại thuế khác mà người dân còn nợ trước đây. Sau đó nhiều lần ra lệnh miễn hoặc giảm thuế, khiến sản xuất nông nghiệp trong dân chúng phát triển tích cực<ref name=":2" />. Năm Hiển Đức thứ 5 (958), vua hạ lệnh tiến hành điều tra ruộng đất quy mô lớn, thực hiện chính sách nộp tô bình đẳng. Hành động này đả kích nặng nề bọn địa chủ cường hào, giảm nhẹ gánh nặng thuế khóa cho người dân, đồng thời giúp tăng thu nhập cho quốc gia<ref name=":2" />.
 
Nhằm chủ trương thu hút nhiều sức lao động hơn nữa, Thế Tông chủ trương hủy diệt Phật giáo, thẩm tra nghiêm khắc tư cách của các tăng ni, đề ra hình phạt nặng cho những người lập miếu tu<ref name=":2" />. Năm 955, ông cho phá bỏ chùa chiền, lấy đồng đúc tiền, gọi là '''Chu Nguyên thông bảo'''. Trong thời gian ông tại vị, số lượng chùa miếu bị hủy lên đến 303,336 ngôi, số lượng tăng ni hoàn tục lên đến trăm vạn người<ref name=":2" />. Đa số những người này sau khi hoàn tục đề trở lại làm ruộng, đóng góp nhiều cho ngân khố quốc gia. Hơn nữa triều đình cũng thu được nhiều tài sản như đồng, vàng bạc từ các ngôi chùa miếu, làm giàu cho quốc khố<ref name=":2" />.
 
=== Đối ngoại ===