Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Leonid Ilyich Brezhnev”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 93:
Tháng 6 năm 1941, [[Đức Quốc xã|Phát xít Đức]] [[chiến tranh Xô-Đức|xâm lược Liên Xô]] và, như hầu hết các quan chức hạng trung trong Đảng, Brezhnev ngay lập tức đăng ký vào quân đội. Ông làm việc để sơ tán các ngành công nghiệp tại Dnipropetrovsk về phía đông Liên Xô trước khi thành phố rơi vào tay quân Đức ngày [[26 tháng 8]], sau đó ông hoạt động như một [[chính ủy]] tại mặt trận. Tháng 10, Brezhnev được bổ nhiệm làm [[Ủy viên Hội đồng quân sự]] phụ trách chính trị (tương đương Chính ủy Phương diện quân) cho [[Phương diện quân (Liên Xô)#Phương diện quân Nam|Phương diện quân Nam]], với cấp bậc [[Chính ủy Lữ đoàn]].
 
Năm 1942, khi Ukraina bị quân Đức chiếm, Brezhnev được gửi tới [[Kavkaz]] làm Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị [[Phương diện quân (Liên Xô)#Phương diện quân Ngoại Kavkaz|Phương diện quân Ngoại Kavkaz]]. Cấp bậc của ông cũng được chuyển thành [[Đại tá]]. Tháng 4 năm 1943, ông trở thành Chính ủy Tập đoàn quân 18 với cấp bậc [[Thiếu tướng]]. Cuối năm ấy, Tập đoàn quân được phiên chế cho [[Phương diện quân (Liên Xô)#Phương diện quân Ukraina 1|Phương diện quân Ukraina 1]], khi Hồng Quân giành lại thế chủ động và tiến về phía tây qua Ukraina. Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị của Phương diện quân là [[Nikita Sergeyevich Khrushchyov|Nikita Khrushchev]], người về sau đã trở thành [[Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô]] và là người đỡ đầu chính cho sự nghiệp của Brezhnev. Vào cuối cuộc chiến ở châu Âu, Brezhnev là Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị của [[Phương diện quân (Liên Xô)#Phương diện quân Ukraina 4|Phương diện quân Ukraina 4]] tiến vào [[Praha]] sau khi Đức đầu hàng.
 
Tháng 8 năm 1946, Brezhnev rời Hồng quân với cấp bậc [[Thiếu tướng]]. Trong toàn bộ cuộc chiến ông luôn làm Chính ủy chứ không phải là một chỉ huy quân sự. Sau khi làm việc tại các dự án tái thiết ở Ukraina ông một lần nữa trở thành Bí thư thứ nhất tại Dnipropetrovsk. Năm 1950, ông trở thành Phó chủ tịch [[Xô viết Tối cao Liên Xô]], cơ quan lập pháp cao nhất nước. Cuối năm ấy ông được chỉ định làm Bí thư thứ nhất của Đảng tại [[Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia|Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia]], và đang được sáp nhập vào Liên Xô. Năm 1952, ông trở thành một thành viên của [[Ban Chấp hành Trung ương]] Đảng Cộng sản Liên Xô]] và được giới thiệu như một ứng cử viên vào Đoàn chủ tịch (trước kia là [[Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô|Bộ chính trị]]).
 
== Quan hệ Brezhnev và Khrushchev ==