Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ioio
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:4647:4910:9901:75F5:42C7:5614 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của [[User:1…
Dòng 1:
'''Công Nguyên''' là kỉ nguyên bắt đầu bằng [[năm]] theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa [[Giê-su|Giêsu]]. Các năm trước đó được gọi là ''trước Công Nguyên'' hay ''trước [[Tây lịch]]''.
 
==Từ nguyên==
Từ “Công nguyên” ([[chữ Hán]]: 公元) trong tiếng Việt được vay mượn từ [[tiếng Trung]].<ref>An Chi. Chuyện Đông chuyện Tây, tập 2. Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa. Nhà xuất bản Trẻ. Năm 2006. Trang 319.</ref> Trong tiếng Trung, “Công nguyên” 公元 là tên gọi tắt của “Công lịch kỷ nguyên” 公曆紀元.<ref>辞海编辑委员会. 《辞海》第六版彩图本, 第一卷. 上海辞书出版社. 上海, năm 2009. ISBN 9787532628599. Trang 723.</ref>
 
==Lịch sử==
[[Tập tin:scriptorium.jpg|frame|[[Dionysius Exiguus]] sáng chế ra kỷ nguyên Kitô để tính ngày [[lễ Phục Sinh]]]]
Khái niệm [[kỷ nguyên Kitô]] được [[tu sĩ]] [[Dionysius Exiguus]] đặt ra vào [[thế kỷ 6]] khi ông tính [[lịch]] cho các ngày [[lễ Phục Sinh]] và được dùng với các lịch [[lịch Julius|Julius]] và [[lịch Gregory|Gregory]]. '''Không có năm 0''' trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ [[Bede]] trong tác phẩm ''Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum'' (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.
 
Hầu hết các học giả [[Kinh Thánh]] hiện nay cho rằng Dionysius đã tính sai, và rằng trên thực tế Chúa Giêsu sinh trong khoảng từ năm [[8 TCN]] tới năm [[4 TCN]]. Dữ kiện muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của [[Giê-su|Chúa Giê-su]] là cái chết của [[Herod Đại đế|Herod Đại Đế]] vào năm [[4 TCN]].
 
==“sau Công nguyên”==
Tại Việt Nam, một số người do hiểu lầm “Công nguyên” là chỉ năm Giê-su ra đời nên họ đã gọi những năm nằm trong Công nguyên là năm “sau Công nguyên”. Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu từ năm được cho là năm Giê-su ra đời, Công nguyên vẫn còn đang tiếp diễn, nó chỉ ngừng lại khi người ta quyết định kết thúc nó. Chừng nào Công nguyên chưa kết thúc thì mọi năm chỉ có thể là nằm trước hoặc trong Công nguyên, không có năm “sau Công nguyên”.<ref>An Chi. Chuyện Đông chuyện Tây, tập 2. Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa. Nhà xuất bản Trẻ. Năm 2006. Trang 321–323.</ref>
 
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
 
[[Thể loại:Lịch]]