Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đế quốc La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Hugopako đã đổi Lịch sử Đế chế La Mã thành Lịch sử Đế quốc La Mã qua đổi hướng: theo tên bài chính
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Hình:Roman Empire map.gif|nhỏ|250px|Sự thay đổi về cương thổ của Cộng hòa La Mã, Đế quốc La Mã và Đế chếquốc ByzantineĐông La Mã qua từng giai đoạn phát triển. Hình động, click vào để xem sự thay đổi lãnh thổ qua từng thời kỳ.]]
Lịch sử của '''Đế chế La Mã''' (hoặc [[Đế quốc La Mã]], [[tiếng Anh]]: Roman Empire)''' trải dài qua 16 thế kỷ, được xem như bắt đầu từ năm 27 TCN với sự lên ngôi của hoàng đế Augustus<ref>[http://www.britannica.com/EBchecked/topic/507739/Roman-Empire "Roman Empire – Britannica Online Encyclopedia"]</ref> và có nhiều mốc kết thúc khác nhau, bao gồm sự phân chia cuối cùng thành Tây La Mã và Đông La Mã vào năm 395,<ref>Chester G. Starr, A History of the Ancient World, Second Edition. Oxford University Press, 1974. pp. 670–678</ref> sự diệt vong của [[Đế quốc Tây La Mã]] vào năm 476<ref>Isaac Asimov. Asimov's Chronology of the World. Harper Collins, 1989. trang 110,</ref> và cuối cùng là sự diệt vong của [[Đế quốc Đông La Mã]] vào năm 1453.<ref>Isaac Asimov. Asimov's Chronology of the World. Harper Collins, 1989. trang 198</ref>
 
Lịch sử của Đế chếquốc La Mã bao gồm nhiều giai đoạn phát triển của nhà nước La Mã. Nó bao gồm Đế chế La Mã cổ đại, thời kỳ bị chia làm Đế quốc Tây La Mã và Đế quốc Đông La Mã, và lịch sử của [[Đế quốc Đông La Mã]] (còn gọi là [[Đế quốc Đông La Mã|Đế chế Byzantine]]) trong [[trung Cổ|thời Trung cổ]].
 
Hoàng đế La Mã là những người đứng đầu đế chế. Người La Mã không dùng chính xác một từ cụ thể để chỉ danh hiệu này. Có những từ được dùng là imperator, augustus, caesar và princeps đều có nghĩa tương đương với hoàng đế. Nói chung, dù mang danh hiệu nào thì hoàng đế La Mã cũng là nhà lãnh đạo tối cao của La Mã và nắm trong tay quân đoàn La Mã.
Dòng 24:
Về mặt tài chính, trước khi Viện nguyên lão kiểm soát ngân khố, Augustus định ra rằng tiền thuế từ các tỉnh của hoàng đế sẽ được chuyển vào [[Fiscus]] (một ngân khố riêng của hoàng đế). Điều này khiến Augustus trở nên giàu hơn cả Viện nguyên lão và dư dả tiền bạc để đảm bảo sự trung thành của binh lính. Trong số các tỉnh của hoàng đế, đặc biệt có [[Ai Cập]] là một vùng rất trù phú, và các thành viên Viện nguyên lão thậm chí còn không được phép tới đây. Vào năm 23 TCN, Augustus xác lập [[Thỏa thuận thứ hai]] giữa ông và Viện nguyên lão, về danh nghĩa thì địa vị của ông có thay đổi, nhưng quyền lực thì vẫn to lớn như trước. Vinh quang của ông lớn đến mức người ta đổi tên tháng 8 để vinh danh ông (August).
 
Ở bên ngoài, Augustus hoàn tất cuộc chinh phục Hispania và một số viên tướng giúp lãnh thổ Đế chế mở rộng hơn ở [[Bắc Phi]] và [[Tiểu Á]]. Ông cũng tiến hành những cuộc xâm lược vào [[Illrya]], [[Moesia]], [[Pannonia]] (phía Nam sông Danube) và [[Germania]] (phía Tây [[elbe|sông Elbe]]). Lúc đầu mọi chuyện thuận lợi nhưng rồi người Illyria nổi dậy và 3 quân đoàn La Mã bị các tộc [[Các dân tộc German|người German]] do [[Arminius]] chỉ huy diệt sạch trong [[trận rừng Teutoburg]] vào năm 9 sau CN,<ref>Goldsworthy, In the Name of Rome, p. 245,</ref> khiến đà tiến của đế chế bị chặn lại ở đây. Augustus không liều lĩnh tiến quân thêm nữa mà chỉ giữ chặt các vùng bờ tây sông Rhine và tiến hành những cuộc cướp phá trả đũa. Từ đó về sau, [[rhine|sông Rhine]] và [[sông Donau|sông Danube]] trở thành biên giới của Đế chếquốc La Mã ở phía Bắc.
 
==Vương triều Julio-Claudia (14-68)==
Dòng 50:
[[Nero]] chú trọng vào ngoại giao, thương mại, và đóng góp nhiều vào văn hóa. Ông cho xây nhiều nhà hát và khuyến khích các trò mua vui trong đấu trường. Điều này làm người dân thành La Mã rất yêu thích ông, mặc dù thực sự thì ông là một bạo chúa.
 
Triều đại của Nero được đánh dấu bằng một chiến thắng quân sự và sau đó là hòa ước với [[Đế quốc Parthia|Đế chế Parthia]] (58–63),<ref name="cassiusdio-lxii-23">Cassius Dio, ''Roman History'' [http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Cassius_Dio/62*.html#23 LXII.23].</ref> một cuộc nổi loạn bị dập tắt (60-61),<ref>Tacitus, ''Annals'' [[wikisource:The Annals (Tacitus)/Book 14#31|XIV.31–38]].</ref> và việc thắt chặt sự liên hệ với văn hóa Hy Lạp.<ref name="annals-xiv-20">Tacitus, ''Annals'' [[wikisource:The Annals (Tacitus)/Book 14#20|XIV.20]].</ref> Thế nhưng Nero lại là kẻ tự cao tự đại và luôn căng thẳng với mẹ mình (cuối cùng ám sát bà vào năm 59).<ref>Tacitus, "The Annals".</ref> Ông cũng luôn tìm cách đàn áp những người theo [[Thiên Chúa giáo]], thường đổ tội cho họ là thủ phạm gây ra những bất ổn trong chế độ của mình.
 
Nhiều nhà sử học cho rằng chính Nero đã hạ lệnh đốt kinh thành La Mã trong [[Đại hỏa hoạn thành Roma|vụ cháy nổi tiếng năm 64]] để lấy chỗ xây dựng những công trình của mình.<ref name="Tacitus Annals XV.44">Tacitus Annals XV.44.</ref> Một trong những lý do khiến người ta nghĩ vậy là việc Nero tin mình là một vị thần và xây một cung điện tráng lệ cho ông ta ([[Domus Aurea]]) ngay trên đống đổ nát sau vụ cháy.<ref>Tacitus, Annals XV.42.</ref> Nero cũng nhân cơ hội này để vu tội phóng hỏa cho các tín đồ Thiên chúa giáo và bức hại họ.<ref name="Tacitus Annals XV.44"/>
Dòng 57:
 
==Năm của bốn hoàng đế (68-69)==
[[Tập tin:Roman Empire 69AD.PNG|nhỏ|phải|340px|Đế chếquốc La Mã vào năm 69. Sau cái chết của Nero, bốn vị tướng hùng mạnh nhất trong Đế chế đã thay nhau chiếm giữ ngôi vị]]
{{chính|Năm của bốn hoàng đế}}
Cái chết của Nero dẫn đến một cuộc chiến giành ngôi. Đây là lần đầu tiên La Mã có một cuộc nội chiến kể từ sau cái chết của Mark Anthony vào năm 31 TCN. Bốn vị tướng hùng mạnh từ bốn vùng của Đế chế đã lần lượt đấu đá với nhau để lên ngôi. Từ tháng 6 năm 68 đến tháng 12 năm 69, kinh thành La Mã đã lần lượt chứng kiến sự thăng trầm của [[Galba]], [[Otho]] và [[Vitellius]], cho đến khi [[Vespasianus|Vespasian]] khởi đầu [[vương triều Flavia]]. Giai đoạn này được xem như ví dụ tiêu biểu cho sự bất an chính trị trong lịch sử Đế chếquốc La Mã, nó chứng tỏ rằng bất cứ vị tướng nào cũng có thể tranh giành ngai vàng, nếu đủ mạnh.<ref>Abbott, 298</ref>
 
Đầu tiên, Galba (được các quân đoàn ở Tây Ban Nha hậu thuẫn) đã tiến vào thành La Mã vào tháng 6/68 và nắm quyền tới tháng 1/69 thì bị ám sát. Otho lên ngôi, nhưng sau khi để thua [[trận Bedriacum]] trước đối thủ của mình là Vitellius (được các quân đoàn German hậu thuẫn) thì ông đã tự sát. Vitellius tại vị từ tháng 4/69, nhưng rồi tới lượt ông cũng bị ám sát vào tháng 12/69. Cuối cùng, Vespasian (được các quân đoàn ở phần đông của Đế chế hậu thuẫn) lên ngôi và chấm dứt cuộc nội chiến.<ref>Luttwak, The Grand Strategy of the Roman Empire, trang 52</ref>
Dòng 97:
Cũng cùng khoảng thời gian này thì một trong những vị vua chư hầu của La Mã là [[Rabbel II Soter]] đã qua đời. Sự kiện đó có thể đã dẫn đến sự sáp nhập [[vương quốc Nabataean]] vào La Mã. Trên vùng đất này, người La Mã lập ra tỉnh [[Arabia Petraea]] (ngày nay thuộc Nam [[Jordan]] và Tây Bắc [[Ả Rập Saudi]]).<ref>Bennett, Trajan, 172-182</ref>
 
Từ thời Nero, hai đế chếquốc La Mã và Parthia đã cùng chia sẻ việc kiểm soát [[vương quốc Armenia (cổ đại)|vương quốc Armenia]], với vương triều Arsacid ở đây là một nhánh của hoàng tộc Parthia. Năm 112, Trajan tức giận vì việc vua [[Osroes I của Parthia]] đưa cháu mình là [[Exedares]] lên ngai vàng Armenia. Sự kiện này đã phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở Armenia và cũng chấm dứt luôn hòa ước giữa hai đế chế đã tồn tại 50 năm.<ref>Statius Silvae 5.1; Dio Cassius 68.17.1.; Arrian Parthica frs 37/40</ref> Các quân đoàn La Mã lại sẵn sàng xung trận.
 
Đầu tiên, Trajan tiến quân vào Armenia. Ông phế truất vị vua mới lên ngôi và sáp nhập nơi đây vào La Mã. Sau đó ông hướng về Parthia, chiếm các thành phố [[Babylon]], [[Seleucia]] và cuối cùng là kinh thành [[Ctesiphon]] (năm 116).<ref>Bennett, Trajan, 197/199</ref> Trajan tiếp tục tiến về phía nam tới [[Vịnh Ba Tư]] và tuyên bố Mesopotamia ([[Lưỡng Hà]]) là một tỉnh mới của Đế chế. Ở đây, ông than thở rằng mình đã quá già để có thể tiếp tục tiến theo lộ trình chinh phạt vĩ đại của [[Alexandros Đại đế|Alexander Đại đế]].<ref name="Luttvak, Grand Strategy, 110">Luttvak, Grand Strategy, 110</ref>