Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngụ binh ư nông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
== Nội dung ==
Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với [[nông dân]], [[nông nghiệp]], và [[đồng quê|nông thôn]]. [[Quân đội nhà Đinh|Nhà Đinh]] là triều đại [[phong kiến]] đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Bắt đầu từ thời Lý, quân đội được xây dựng mang tính chính quy và phân cấp thành quân triều đình (cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh") và quân địa phương (quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"). Sang thời Trần có thêm quân của các vương hầu nhưng số lượng không đáng kể. Sang thời Hậu Lê thì lực lượng này bị xoá bỏ, chính sách ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành. Từ thời [[nhà Mạc|Mạc]], áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là "binh điền") nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được áp dụng<ref name="vsh52">Viện sử học (1996), sách đã dẫn, tr 52</ref>. Tới khoảng năm 1790, một dạng của phép ngụ binh ư nông được [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] thi hành ở khu vực [[Gia Định]], miền cực nam [[Đại Việt]], theo đó binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất [[nông nghiệp]]. Họ vừa tham gia chiến đấu vừa [[Gia Long#Ổn định Nam Hà|được khuyến khích lẫn bị bắt buộc cầy cấy]] để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh<ref>Sơn Nam, sách đã dẫn, tr 55-56</ref>.
===Cách thức tuyển binh===
Cách thức tuyển binh được áp dụng tuỳ từng giai đoạn và từng loại quân như cấm quân, lộ quân hay phủ quân... Công việc này do các quan võ ở địa phương trực tiếp thực hiện dựa trên sổ hộ tịch mà các xã quan lập ra. Hàng năm các xã quan có trách nhiệm lập sổ hộ tịch, tiến hành kiểm kê dân đinh ở địa bàn mình quản lý. Trên cơ sở đó, xã quan phân dân sài thành các hạng: tôn thất; quan văn, võ; người hầu hạ; dân lưu xứ; hoàng nam; long lão (người già yếu); người tàn tật. Nhà Lý gọi những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là ''hoàng nam'', từ 20 tuổi trở lên gọi là ''đại hoàng nam''. Nhà Trần thì gọi từ 18 đến 20 tuổi là Tiểu hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên là Đại hoàng nam.
Dòng 11:
Việc phiên cấp quân địa phương (chia phiên và thời gian tập luyện) khá thuần nhất và đóng vai trò nòng cốt trong chính sách "ngụ binh ư nông". Sau mỗi lần tuyển binh, quân địa phương được chia thành nhiều "phiên" (một phiên là một đơn vị quân, số lượng tuỳ vào từng địa phương, cốt lấy người khỏe mạnh đủ có thể tham gia quân ngũ<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 182</ref>). Các phiên sẽ thay nhau tập trung tập luyện tại doanh trại trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi tháng sẽ tiến hành đổi phiên một lần. Việc thay phiên thường được thực hiện vào mồng Một hoặc ngày Rằm. Như vậy trong thời bình, binh lính chia nhau vừa sản xuất nông nghiệp ở địa phương vừa tập luyện ở doanh trại.<ref>Văn hoá Việt Nam thường thức, sách đã dẫn, tr 336-337</ref>
 
Nhu== Tác cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất [[nông nghiệp]] cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 126</ref>. ==
== Tác dụng ==
Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất [[nông nghiệp]] cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 126</ref>.
 
Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chống [[nhà Tống]] khoảng 10 vạn người<ref>Đại Việt sử lược, quyển 2</ref>, thời Trần khi có chiến tranh chống quân [[nhà Nguyên|Nguyên]] có hơn 20 vạn quân<ref>Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 181</ref>, sang thời [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]] khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân<ref>Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 174</ref>.