Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Bá Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 71:
Khi Hầu Cảnh giết được Lương Vũ Đế thì ở miền Nam, các quan chức địa phương tranh nhau nổi lên chiếm quyền và giành đất đai; trong số đó có Lan Dụ là em của Lan Khâm đã chết. Lúc đó Lan Dụ đang làm Thứ Sử Cao Châu và có ý rủ Âu Dương Nguy theo y làm phản nhưng Nguy từ chối. Thấy thế Lan Dụ bèn xua quân đánh Âu Dương Nguy ở Hàng Châu nhưng nhờ có Trần Bá Tiên kéo quân đến cứu nguy nên Lan Dụ bị đánh bại. Vì thế sau này Âu Dương Nguy đã giúp Trần Bá Tiên khi ông tiến qua vùng núi Hàng Châu để tiến đánh Hầu Cảnh.Trần Bá Tiên được lệnh mang quân về bắc cứu nạn. Hai bên giằng co trong mấy năm. Năm 551, Hầu Cảnh phế Giản Văn Đế tự xưng đế. Trần Bá Tiên mang quân đánh bại Hầu Cảnh, chiếm lại Kinh thành Kiến Khang. Năm 552, Hầu Cảnh thua trận bỏ chạy, giữa đường bị giết chết.
 
Tháng 11 năm 552, Trần Bá Tiên và các triều thần lập Hoàng thân [[Tiêu Dịch]] lên ngôi, tức là [[Lương Nguyên Đế]]. Nguyên Đế giao phó nửa phần phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả kinh đô, cho hai vị tướng quân có uy thế nhất trong đó có Trần Bá Tiên; còn vua thì đóng đô ở thành Vũ Hán (Hán Khẩu). Miền Nam thì vẫn trong tay Tiêu Bột, khu vực dưới quyền của Tiêu Bột trải dài ra gần 1.000 dặm, mà dân số đăng ký không quá 30.000 người.
 
Tuy là một người hợp tác cũ với Bá Tiên, nhưng Tiêu Bột lại không được Nguyên đế tin cẩn lắm vì thấy ông chiêu mộ và huấn luyện một đạo quân rất lớn. Hòng phá tan mối nghi ngờ của vua, Tiêu Bột đánh liều về triều yết kiến Nguyên đế và sẵn sàng trả lời bất cứ tội trạng nào mà ông bị cáo buộc nhưng Nguyên đế vẫn giả bộ làm ngơ như không biết ông là ai. Đến năm 554, Nguyên đế sai Vương Lâm, một vị tướng danh tiếng ở miền Bắc xuống thay Tiêu Bột. Vương Lâm trú đóng gần một năm nơi ở Quảng Tây. Cảm thấy bị sức ép từ triều đình do việc bổ nhiệm và trú đóng của Vương Lâm nên Âu Dương Nguy ngày càng ngả theo ý định làm phản của Tiêu Bột. Khi ấy, Âu Dương Nguy đang cai quản Thủy Hưng một địa điểm chiến lược nằm trên đường từ Quảng Châu lên phía Bắc. Tuy nhiên tình hình căng thẳng giữa Vương Lâm và Tiêu Bột đột nhiên tắt ngấm vì Vương Lâm phải vội quay về Bắc do các biến cố quan trọng diễn ra trên đấy. Vương Lâm không quên để Lưu Nguyên Yển, một bộ hạ thân tín của ông, ở lại Quảng Tây. Lưu Nguyên Yển là người được phong chức thứ sử danh dự Giao Châu
 
==Chia ba thiên hạ==