Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Kính Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 59:
Ngay trước khi Kính Tông lên ngôi, chính quyền nhà vua giờ đã trở thành bù nhìn, mọi quyền hành thực sự nằm trong tay [[chúa Trịnh]]. Ông nội của Kính Tông là [[Lê Anh Tông]] (Duy Bang) đã bị Trịnh Tùng sát hại khi muốn chống lại Trịnh Tùng. Từ năm 1600, tình hình chính trị trong nước lại chuyển biến theo một cục diện mới. Ở miền bắc, [[Trịnh Tùng]] đã cơ bản dẹp được [[nhà Mạc]], chỉ còn một số dư đảng ở miền trung du và miền núi [[Việt Bắc]] vẫn phải nhiều lần đi dẹp.
 
Lúc đó trấn thủ Thuận Hóa [[Nguyễn Hoàng|Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế triều Nguyễn]] ở Thăng Long hơn 8 năm, bị [[Trịnh Tùng]] ghen ghét không cho về trấn. Mùa hạ năm [[1600]], Nguyễn Hoàng kích động bọn [[Phan Ngạn]], [[Bùi Văn Khuê]], [[Ngô Đình Nga]] nổi lên chống lại nhà Lê, theo về họ Mạc. Nguyễn Hoàng xin được cầm quân đánh dẹp rồi bí mật đốt hết doanh trại, trốn về Thuận Hoá. Lòng người trong kinh kì dao động, vua Kính Tông phải theo Trịnh Tùng chạy về Thanh Hoa. Họ Mạc nhân đó lại nổi lên, giành lấy thành Thăng Long. Tháng 8 ÂL, Trịnh Tùng đưa quân phản công, chiếm lại Đông Kinh, bắt giết quốc mẫu họ Mạc, đuổi vua [[Mạc Kính Cung]] về Cao Bằng. Những năm tiếp theo, Trịnh Tùng nhiều lần đưa quân đánh lên Cao Bằng và Thái Nguyên, đánh bại quân Mạc nhiều trận nhưng vẫn chưa thể tiêu diệt tận gốc.
 
Mùa hạ năm [[1619]], Lê Kính Tông vì thấy [[Trịnh Tùng]] chuyên quyền quá lắm, nên không chịu được. Biết con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân tranh ngôi với Trịnh Tráng, nên nhà vua bàn mưu với Xuân giết chúa, rồi quyền bính sau này sẽ trao cho Xuân. Xuân nghe tin chúa sẽ ra bến Đông Hà xem đua thuyền, bèn sai thuộc hạ là Văn Đốc đặt địa lôi và phục súng ở cạnh ngã ba đường. Quả nhiên chúa có đến lầu ở bờ sông. Khi về, thường chúa cưỡi voi. Hôm ấy, chúa thấy trong lòng không yên, cho voi ngựa và nghi vệ đi trước, còn tự mình ngồi kiệu đi sau. Đến chỗ ngã ba, có tiếng súng nổ, bắn gãy cây lọng tía. Vội sai truy bắt, thì bắt được Văn Đốc cùng đồ đảng, đem về phủ tra hỏi, y khai ra nhà vua cùng Vạn quận công (Xuân). Chúa sai Trấn quận công [[Trịnh Lâm]] và Nhạc quận công [[Bùi Sĩ Lâm]] vào điện xét hỏi tả hữu, thì biết hết sự trạng.