Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 117:
Minh Thành Tổ cho thực hiện cuộc tái thiết lớn Đại Vận hà, trong những năm ông trị vì công trình [[Đại Vận Hà|Đại Vận hà]] gần như đã được hoàn thành và Đại Vận hà được dùng để di chuyển các hàng hóa nhập khẩu đến từ khắp nơi trên thế giới. Việc này cũng giúp cho giao thông phát triển, lương thực từ phía nam có thể dễ dàng vận chuyển ra phía bắc đảm bảo cho các cuộc chinh phạt Mông Cổ của hoàng đế.
 
Việc tiếp theo của Minh Thành Tổ là muốn dời đô về phía bắc mà kinh đô chính là Bắc Bình, thủ phủ cũ của ông khi còn là Yên Vương, mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối của các đại thần, phần nhiều là do tổ huấn của vua cha Thái Tổ phải định đô ở Kim Lăng để tránh sự xâm lược từ [[Nhung Địch]] phía bắc. Nhưng sau khi được một số tướng lĩnh khuyên can rằng Kim Lăng nằm ở vị trí dễ bị công phá bởi pháo binh và không tin tưởng vào hệ thống phòng thủ của thành phố do nhìn vào tấm gương của Minh Huệ Đế, cộng thêm tư tưởng: "Thiên tử thủ biên cương", Vĩnh Lạc vẫn quyết định dời đô về Bắc Bình và cho đổi tên là Bắc Kinh (hay Yên Kinh) còn Kim Lăng đổi thành Nam Kinh. Nam Kinh vẫn có Lục bộ riêng và được trấn thủ bởi em vợ của hoàng đế, con trai út của đại tướng khai quốc [[Từ Đạt]] là Từ Tăng Thọ. Ở Bắc Kinh, Minh Thành Tổ cho thực hiện một mạng lưới công trình đồ sộ, một nơi mà có thể đặt được các cơ quan chính phủ và là nơi cư trú cho các thành viên hoàng thất. Để thực hiện công trình này Minh Thành Tổ đã cho huy động hơn 10 vạn dân phu, và sau 13 năm (1407-1420), [[Tử Cấm Thành|Tử Cấm thành]] đã được hoàn thành và trở thành thủ đô cho hai đế quốc [[Minh (Triều đại)|Minh]]-[[Nhà Thanh|Thanh]] trong 500 năm tiếp theo.
 
Trong khi Minh Thái Tổ muốn bản thân và con cháu được chôn ở Hiếu lăng, Nam Kinh thì việc dời đô của Thành Tổ đã làm xuất hiện một việc cấp thiết là phải kiến tạo một [[lăng mộ]] hoàng gia mới. Sau khi được cố vấn bởi các thầy địa lý [[phong thủy]], Minh Thành Tổ chọn một vùng đất phía bắc thành Bắc Kinh làm nơi xây dựng mộ phần của mình và các hoàng đế tiếp theo. Trong hơn 200 năm tiếp theo, 13 vị hoàng đế nhà Minh đã được chôn cất tại đây.