Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án phố Ôn Như Hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 78:
Theo Hoàng Văn Đào, Võ Nguyên Giáp được một nhân viên an ninh báo cáo rằng khi anh ta bị bắt tại trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng tại phố Ôn Như Hầu đã nghe được tin ngày 14/7/1946 Việt Nam Quốc dân Đảng sẽ ám sát những đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Pháp mời tham dự lễ duyệt binh mừng Quốc khánh Pháp. Võ Nguyên Giáp đã đem chuyện này báo cho người Pháp biết sau đó tổ chức tấn công Việt Nam Quốc dân Đảng.<ref name="hoangvandao" /> Khoảng 8 giờ tối ngày 12 tháng 7, lực lượng công an theo chỉ đạo của [[Trường Chinh]], lúc này là [[Hội trưởng]] [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương]],<ref>[http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Vu-an-On-Nhu-Hau-qua-loi-ke-cua-Dai-ta-Tran-Tan-Nghia-323742/ Vụ án Ôn Như Hầu qua lời kể của Đại tá Trần Tấn Nghĩa, Báo Công an Nhân dân Điện tử, 8:40, 28/08/2005], Trích: "''Theo ông kể, cuối tháng 6/1946, Nha Công an Trung ương nhận được nguồn tin của cơ sở phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với bọn phản động Quốc dân Đảng đang chuẩn bị thực hiện âm mưu đảo chính chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi xin ý kiến trung ương về âm mưu thâm độc này, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư đảng ta lúc bấy giờ đã cho ý kiến chỉ đạo phải tập trung trấn áp bọn phản cách mạng, nhưng phải có đủ chứng cứ.''"</ref> đã tổ chức khám xét căn nhà này và tìm thấy hố chôn tập thể và phòng tra tấn.<ref name="bousquet236"/>
 
Theo đảng viên Việt Quốc là Hoàng Văn Đào, đây là những binh sĩ [[Trung Hoa Dân Quốc]] chết và được Trung Quốc chôn trong sân ngôi nhà trước khi được Việt Nam Quốc dân Đảng sử dụng làm văn phòng.<ref name="hoangvandao" /> Còn theo nhà sử học quân sự [[người Mỹ]] Cecil B. Currey trong quyển tiểu sử Võ Nguyên Giáp ''Victory at any Cost'' thì ông này nêu giả thuyết rằng việc này là do chính [[Võ Nguyên Giáp]] dựng lên. Sau khi chiếm lấy căn nhà, Võ Nguyên Giáp đã cho người xây dựng căn phòng tra tấn, đào lên xác chết trong mộ và đặt vào trong căn nhà, rồi tuyên bố đã khám phá ra hố chôn tập thể của người bị Việt Nam Quốc dân Đảng giết chết.<ref name="currey126"/> Currey cũng cho rằng, nhiều xác chết thực ra chính là thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị lực lượng an ninh của Võ Nguyên Giáp giết chết.<ref name="currey126"/> Tóm lại, Hoàng Văn Đào và Currey cho rằng số 7 Ôn Như Hầu chỉ là nơi làm việc bình thường của Việt Nam Quốc dân Đảng, lực lượng công an dưới sự chỉ đạo của Võ Nguyên Giáp đã tấn công nơi này trong lúc Việt Nam Quốc dân Đảng không đề phòng sau đó dựng hiện trường giả để có cớ tiêu diệt Việt Nam Quốc dân Đảng.<ref name="currey126"/><ref name="hoangvandao" /> Hoàng Văn Đào thừa nhận Việt Nam Quốc Dân Đảng đã từng bắt cóc giết người, nhưng họcác sẽxác khôngchết baođã giờđược hànhphi hìnhtang 7 ngườichỗ rồikhác chứ họ sẽ không bao giờ chôn xác ngay tại trụ sở; họ có thể dễ dàng đeo các tảng đá lớn vào xác chết rồi ném xuống [[Hồ Thiền Quang]] ở gần đó.<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com.vn/books?id=noDel6BsmcYC&pg=PA95&dq=hoang+van+dao+halais&hl=en&sa=X&ei=Cs8EUbB1yOfIAebwgdAP&ved=0CCoQ6AEwAA#v=onepage&q=hoang%20van%20dao%20halais&f=false|author=Georges Boudarel, Nguyễn Văn Ký|title=Hanoi: City of the Rising Dragon|pages=95|publisher=Rowman & Littlefield|year=2002}}</ref>
 
Theo [[William Duiker]], các tình tiết xung quanh vụ việc là vấn đề phải bàn cãi. Tuy nhiên, đáng chú ý, các nhà ngoại giao Mỹ và Pháp khi đó cũng đều đổ lỗi cho những phần tử Việt Quốc đã xúi giục gây rối trong các bản báo cáo gửi về nước<ref>Ho Chi Minh. A life. P 345</ref>