Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án phố Ôn Như Hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 41:
 
== Diễn biến ==
==== Chỉ đạo phá án ====
 
=== Theo Công an Nhân dân Việt Nam ===
 
==== Chỉ đạo phá án ====
Theo lời kể của Đại tá [[Trần Tấn Nghĩa]] (lúc đó là Đội trưởng Đội trinh sát đặc biệt của Sở Công an Bắc Bộ), cuối tháng 6/1946, Nha Công an Trung ương nhận được nguồn tin của cơ sở phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với Quốc dân Đảng đang chuẩn bị thực hiện âm mưu đảo chính chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.<ref name="cand.com">[http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/truyenthong/2005/9/50213.cand Vụ án Ôn Như Hầu qua lời kể của Đại tá Trần Tấn Nghĩa], Công An Nhân dân 28/8/2005</ref> ''Sau khi xin ý kiến trung ương về âm mưu của Quốc dân Đảng, [[Trường Chinh]], [[Tổng Bí thư]] [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] (lúc bấy giờ lấy tên gọi mới là [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương]]) đã cho ý kiến chỉ đạo phải tập trung trấn áp bọn [[phản cách mạng]], nhưng phải có đủ chứng cứ. Nha Công an Trung ương cử trinh sát điều tra và thu thập được nhiều chứng cứ chứng minh các hành vi tội ác của Quốc dân Đảng. Cụ thể là Quốc dân Đảng đang ráo riết in tài liệu, truyền đơn phản động, bắt giết cán bộ... để thực hiện âm mưu đảo chính''.<ref name="cand.com"/> ''Một cuộc họp của Nha Công an kéo dài đến 12h đêm ngày 11/7/1946 đã đi đến quyết định phải bí mật, bất ngờ tập kích các trụ sở của chúng ở số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều), số 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân và số 80 phố Quán Thánh''.<ref name="cand.com"/><ref>Phạm Văn Quyền (chủ biên). 60 năm Công an nhân dân Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 104-106</ref>
 
Chỉ đạo trực tiếp lực lượng công an phá vụ án này là các ông [[Lê Giản]] (Giám đốc Nha công an Trung ương<ref>[http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Xay-dung-luc-luong/87/486/Qua-trinh-truong-thanh-cua-luc-luong-CAND-Viet-Nam-qua-nhung-dau-moc-lich-su.aspx Quá trình trưởng thành của lực lượng CAND Việt Nam qua những dấu mốc lịch sử, TS. Bùi Văn Thịnh, Trưởng Bộ môn NVCS - Học viện CSND]</ref>), [[Nguyễn Tuấn Thức]] (Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ) và [[Nguyễn Tạo]] (Trưởng nha Điệp báo Công an Trung ương), [[Lê Hữu Qua]] Trưởng ban trinh sát.<ref>[http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/con-trai-ong-tien-thuoc-nam-pha-vu-an-on-nhu-hau.html Con trai "ông tiên thuốc nam" phá vụ án Ôn Như Hầu]</ref> Lực lượng [[Công an Nhân dân Việt Nam|công an xung phong]] tổ chức khám xét căn nhà nhằm phá vỡ âm mưu câu kết của Đại Việt và Việt Nam Quốc dân Đảng với quân đội Pháp. Âm mưu của hai đảng này nhằm khi quân Pháp diễu binh mừng [[Quốc khánh Pháp]] ngày [[14 tháng 7]], sẽ ném lựu đạn vào đoàn lính da đen duyệt binh, sau đó Pháp sẽ vu cho chính quyền Việt Nam tấn công quân Pháp, tạo cớ cho Pháp bao vây các cơ quan trung ương, bắt cán bộ lãnh đạo và nhân viên chính phủ, lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dịp đó Đại Việt và Quốc dân Đảng sẽ tuyên bố đảo chính, lập chính phủ mới.<ref name="qdnd.vn"/><ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, Nhà xuất bản Trẻ, 2009, trang 290</ref>
 
==== Khám xét trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng tại số 7 Ôn Như Hầu ====
Ngày 12/7/1946, vào khoảng bảy giờ sáng, Đội trinh sát đặc biệt ngồi trên chiếc ôtô hòm từ Sở Công an Bắc Bộ (Công an Hà Nội bây giờ) theo đường Trần Bình Trọng đến Ôn Như Hầu. Theo kế hoạch, Trần Tấn Nghĩa mang theo mệnh lệnh sự vụ để thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét những người có mặt tại trụ sở số 7 phố Ôn Như Hầu can tội tống tiền, bắt cóc người đưa về Sở Công an Bắc Bộ. Khi Đội trinh sát đặc biệt đến thì lực lượng Công an xung phong và tự vệ chiến đấu đã bao vây trụ sở. Trần Tấn Nghĩa xuống xe và ra hiệu cho toàn đội trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việc đầu tiên là cắt dây điện thoại để không lực lượng Quốc dân Đảng liên lạc với nhau. Trần Tấn Nghĩa tiến sát đến cổng (lúc đó có khoảng một tiểu đội lính gác vũ khí đầy đủ và trên hành lang cũng có nhiều lính có vũ khí) gọi người bên trong mở cổng, đón tiếp Sở Công an Bắc Bộ đến nói chuyện với chỉ huy.<ref name="cand.com"/>
 
[[Phan Kích Nam]] tiếp Trần Tấn Nghĩa. Trần Tấn Nghĩa xưng tên, chức vụ, nói rõ đến bắt, khám xét đưa những người có mặt ở số 7 Ôn Như Hầu về Sở Công an Bắc bộ để xét hỏi, vì có nhiều đơn tố cáo hành động bắt cóc, tống tiền. Phan Kích Nam từ chối đi theo Trần Tấn Nghĩa với lý do là Đại biểu Quốc hội nên có quyền bất khả xâm phạm. Trong khi đó người ký lệnh bắt Phan Kích Nam là Phó chủ sự của Việt Minh.<ref name="cand.com"/> Hơn nữa đây là trụ sở một Đảng nên không thể tùy tiện khám xét. Phải có ý kiến của Hồ Chí Minh thì mới có thể bắt ông được. Trần Tấn Nghĩa rút lui.
 
Lần thứ hai, Trần Tấn Nghĩa đến số 7 phố Ôn Như Hầu. Theo kế hoạch đã được cấp trên chấp thuận, Trần Tấn Nghĩa sẽ mời Phan Kích Nam về trụ sở công an trước, rồi sau đó thực hiện khám xét và bắt lực lượng Quốc đân đảng còn lại. Phan Kích Nam tiếp Trần Tấn Nghĩa và khuyên Trần Tấn Nghĩa quay về báo cáo với cấp trên rằng công an không có quyền bắt ông., và ''"nếu manh động sẽ ăn đạn và sẽ lĩnh trách nhiệm với Quốc hội"''<ref>[http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/truyenthong/2005/9/50213.cand Vụ án Ôn Như Hầu qua lời kể của Đại tá Trần Tấn Nghĩa, Công An Nhân dân 28/8/2005], Trích: ''Hắn thấy tôi dễ bảo, tỏ vẻ ngoan ngoãn nên mang nước giải khát mời tôi uống và uống cùng. Khuyên tôi quay về báo cáo, hắn nói: "Không ổn đâu. Chú mày cứ nói lại với mấy ông như vậy. Rút lui thôi. Nếu manh động sẽ ăn đạn và sẽ lĩnh trách nhiệm với Quốc hội. Đừng có đến đây nữa".''</ref> Sau đó Trần Tấn Nghĩa ra về.
 
Lần thứ ba Trần Tấn Nghĩa quay lại số 7 Ôn Như Hầu khoảng 10h30, một vệ sĩ chờ sẵn để đưa ông vào gặp [[Phan Kích Nam]]. Khi vào Trần Tấn Nghĩa chủ động tháo thắt lưng đeo súng đặt trên bàn. Phan Kích Nam rót nước mời ông. Một lát, Trần Tấn Nghĩa tỏ ra buồn bực và đứng dậy cáo biệt, rút lui, vờ quên súng ở bàn. Phan Kích Nam vội vàng cầm súng của ông theo và bảo: "Này chú em, chú quên súng này". Nhanh như cắt, Trần Tấn Nghĩa rút khẩu colt được giấu dưới áo khoác, chĩa thẳng nòng súng vào đầu Phan Kích Nam và dõng dạc quát: "Đứng im, động đậy tao bắn vỡ sọ" và bằng động tác nhanh gọn, lấy mu bàn tay trái chặt vào gáy Phan Kích Nam. Phan Kích Nam lảo đảo rồi khuỵ xuống. Trần Tấn Nghĩa bẻ quặt tay Phan Kích Nam ra đằng sau và ra lệnh tất cả phải bỏ súng, không được chống cự. Phan Kích Nam phải làm theo lệnh của Trần Tấn Nghĩa. Sau đó Trần Tấn Nghĩa lệnh cho đội trinh sát và các lực lượng khác theo đúng kế hoạch xông vào bắt xích tay tất cả người của Quốc dân Đảng về Sở Công an Bắc Bộ.<ref name="cand.com"/>
 
==== Kết quả khám xét số 7 Ôn Như Hầu ====
Khi khám xét số 7 - Ôn Như Hầu ngày 12 tháng 7, Công an Bắc Bộ thu được 8 súng ngắn, 5 súng trường và 1 trung liên Nhật, dụng cụ tra tấn, thuốc mê và đào được 6 xác người chôn đứng trong vườn chuối sau nhà. Tuy nhiên, trụ sở hành chính của Việt Nam Quốc dân đảng tại số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều) chỉ là bình phong để che đậy hai căn cứ quan trọng hơn của Việt Nam Quốc dân đảng trong nội thành Hà Nội khi đó là nhà số 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân) và nhà số 80 phố Quán Thánh. Cuộc bắt, khám xét tại 132 - Duvigneau và 80 Quán Thánh diễn ra cùng thời điểm với vụ bắt, khám xét ở số 7 - Ôn Như Hầu. Tại nhà số 132 phố Duvigneau, Nha Công an Bắc Bộ thu giữ nhiều tang vật gồm 6 máy in tipo với các "bát chữ" còn nguyên vẹn nội dung; 11 mặt đá in lito đã khắc chữ; trên 3 tạ truyền đơn, khẩu hiệu; tài liệu chống Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa in xong còn chưa kịp chuyển đi; 18,6&nbsp;kg tiền giả (gồm cả giấy bạc Quan Kim và giấy bạc Đông Dương); 12 khẩu súng ngắn, 8 khẩu tiểu liên, 17 súng trường, 3 trung liên FM và 13 quả lựu đạn Nhật. Khám xét tại nhà số 80 phố Quán Thánh, Công an Bắc Bộ thu được 9 súng ngắn, 21 súng trường, 2 trung liên Nhật, 11 quả lựu đạn các loại, hai thùng tài liệu, truyền đơn chống chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân Pháp tại Hà Nội đã điều xe tăng đến can thiệp vào vụ bắt, khám xét tại 80 phố Quán Thánh nhưng Việt Minh đã tiến hành đàm phán trên cơ sở Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1945. Trưa ngày 12 tháng 7, xe tăng và quân Pháp rút khỏi phố Quán Thánh.<ref>Phạm Văn Quyền (chủ biên). 60 năm Công an nhân dân Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 105-107.</ref>
 
Ngoài ra lực lượng công an đã tìm ra một máy làm [[tiền giả]] và một căn phòng với bức tường đẫm máu và nhiều dụng cụ tra tấn. Trong khu vườn sau nhà đã khai quật được bảy xác chết, một số đã bị chặt chân tay. Hai người bị bắt cóc tống tiền được cứu kịp thời và thoát chết. Trong lúc công an đang tiếp tục tìm kiếm, một người mang kiếm Nhật đi vào và la hét ông chính là lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng và là một đại biểu Quốc hội và nói rằng không ai có quyền đụng chạm ông. Một trong những người bị bắt cóc trỏ ngón tay vào ông ta và cho rằng hắn chính là kẻ đã bắt cóc ông.<ref name="vng">Giáp tr. 268</ref> Ngay sau đó mấy ngày, lực lượng công an đã tổ chức triển lãm công khai các vật chứng tại căn nhà.
 
==== Khám xét trụ sở đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau ====
Cũng trong ngày 12/7/1946, một tiểu đội công an do [[Lê Hữu Qua]] chỉ huy<ref name="lehuuqua">Vụ án phố Ôn Như Hầu, thiếu tướng Lê Hữu Qua, Báo Nhân dân, ngày 19/8/2005</ref> bao vây khám xét trụ sở của đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau, do phát hiện Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính chính quyền cách mạng đúng vào ngày quốc khánh Pháp 14/7/1946.<ref name="kienthuc.net.vn">[http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/con-trai-ong-tien-thuoc-nam-pha-vu-an-on-nhu-hau.html Con trai "ông tiên thuốc nam" phá vụ án Ôn Như Hầu, PHÁP LÝ Online]</ref> Khi thực hiện cuộc bao vây khám xét này, lực lượng công an chưa có chứng cứ cụ thể và chưa có lệnh của cấp trên. Nhưng vẫn thực hiện bao vây khám xét để các thành viên Đại Việt không có thời gian rút vào bí mật và tẩu tán truyền đơn, hiệu triệu lật đổ chính quyền. Lực lượng công an tiến hành đột kích bất ngờ vào lúc sáng sớm khiến lính canh và các đảng viên Đại Việt không kịp có hành động phản ứng.<ref name="lehuuqua" /> Tại trụ sở của Đại Việt, lực lượng công an đã tìm thấy nhiều truyền đơn, hiệu triệu chưa kịp tẩu tán cùng nhiều súng ống, lựu đạn.<ref name="kienthuc.net.vn"/>
 
==== Các sự kiện có liên quan ====
Ngày 13 tháng 7, tướng Morlière, tư lệnh các lực lượng Pháp tại Hà nội đã cử sĩ quan tùy tùng đến trụ sở chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Bộ Phủ thông báo việc người Pháp rút đề nghị tổ chức cuộc diễu binh của quân Pháp tại Hà Nội do nhận thấy không bảo đảm an toàn. Tại đây, viên tùy tùng của tướng Morlière được đại diện Chính phủ Việt Nam thông báo rằng Việt Minh sẽ tổ chức cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội và một số con phố quanh Hồ Gươm để chào mừng kỷ niệm ngày Cách mạng Pháp 14-7-1789. Tất cả những chứng cứ, tang vật, truyền đơn, khẩu hiệu, ảnh chụp những xác chết, những hố chôn người... mà Công an Bắc Bộ thu tập được trong Vụ án phố Ôn Như Hầu đều được trưng bày cho toàn thể nhân dân Hà Nội được biết trong cuộc mít tinh diễu hành này.<ref name="Nguyễn Trọng Khuê 2005"/>
 
Hàng 74 ⟶ 71:
Cuối tháng 6 tại Hà Nội, các thành viên Việt Quốc họp để thảo luận về việc có nên thừa nhận sự lãnh đạo của Việt Minh, rút lui về biên giới hay tổ chức đảo chính lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khi đó, [[Trương Tử Anh]], đảng trưởng [[Đại Việt Quốc dân Đảng]] là đồng minh của Việt Quốc, đang lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính có thể bắt đầu bằng việc tấn công lính Pháp để gây rối loạn. Người Pháp lại có ý định diễu binh quanh hồ Hoàn Kiếm để kỷ niệm Quốc khánh Pháp (14/7/1789) khiến lực lượng an ninh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lo ngại sự kiện này có thể trở thành mục tiêu của các đảng phái đối lập với Việt Minh. Võ Nguyên Giáp hỏi ý kiến của chỉ huy quân Pháp tại Bắc Kỳ, đại tá Jean Crépin về thái độ của Pháp nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tăng cường trấn áp Việt Quốc và Việt Cách thì được ông này trả lời Pháp sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.<ref name="Marr424">David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 424-425, California: University of California Press, 2013</ref>
 
Theo David G. Marr, sáng sớm ngày 12/7/1946, công an tấn công một khu nhà và được cho là đã phát hiện một bản kế hoạch có chữ ký của Trương Tử Anh, theo đó Đại Việt sẽ quăng lựu đạn vào lính Pháp gốc Phi trong ngày diễu binh của quân đội Pháp, tiếp đó quân đội Đại Việt hoặc quân đội Pháp sẽ bắt giữ những lãnh đạo [[Đảng Cộng sản Đông Dương]] và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuối cùng Trương Tử Anh sẽ công bố thành lập chính phủ mới. [[Lê Giản]], Giám đốc Nha Công an Bắc bộ, đưa tài liệu này cho Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng. Tài liệu này là một bản dự thảo do Trương Tử Anh viết tay chỉ để sử dụng trong nội bộ Đại Việt Quốc dân Đảng. Lê Giản không cung cấp được bằng chứng khác về sự thông đồng của Pháp với Đại Việt Quốc dân Đảng trong kế hoạch đảo chính ngày 14/7/1946 ngoài việc Sainteny tiếp tục muốn tổ chức diễu binh vào ngày đó. Huỳnh Thúc Kháng đọc rồi nói "''Tiêu diệt chúng! Quét sạch toàn bộ! Lũ phản bội! Đồ chó má!''". Lê Giản tìm Võ Nguyên Giáp và được Giáp chỉ thị tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh.<ref name="Marr424"/>
 
Bắt đầu từ 7h sáng ngày 12/7/1946, lực lượng công an được sự hỗ trợ của dân quân bao vây thêm 7 tòa nhà tại Hà Nội. Hơn 100 người bị bắt và một số người biến mất không dấu vết. Tại nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, công an tìm thấy một tù nhân bị trói, dụng cụ tra tấn và 7 xác chết được chôn sơ sài ở sân sau. Sau đó hàng trăm người đến xem mà không bị ngăn cản. Họ quan sát, khóc lóc hoặc lớn tiếng lên án Việt Nam Quốc dân Đảng.<ref name="Marr424"/>
Hàng 80 ⟶ 77:
Nhà nước sau đó thông báo sự việc với báo chí. Các cuộc tấn công được gọi tắt là "Vụ án phố Ôn Như Hầu". Các báo của Việt Minh và các đảng phái thân Việt Minh đều tường thuật vụ án này. Các báo đưa tin công an đã phá tan âm mưu chống chính phủ, đã bắt những kẻ tiến hành những vụ bắt cóc tống tiền, ám sát, bán nước, in truyền đơn chống chính phủ, làm bạc giả... Tuy nhiên Việt Quốc đã không bị kể tên trong một số bài báo.<ref name="Marr424"/>
 
Theo đảng viên Việt Quốc là Hoàng Văn Đào, Võ Nguyên Giáp được một nhân viên an ninh báo cáo rằng khi anh ta bị bắt tại trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng tại phố Ôn Như Hầu đã nghe được tin ngày 14/7/1946 Việt Nam Quốc dân Đảng sẽ ám sát những đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Pháp mời tham dự lễ duyệt binh mừng Quốc khánh Pháp. Võ Nguyên Giáp đã đem chuyện này báo cho người Pháp biết sau đó tổ chức tấn công Việt Nam Quốc dân Đảng.<ref name="hoangvandao" /> Khoảng 8 giờ tối ngày 12 tháng 7, lực lượng công an theo chỉ đạo của [[Trường Chinh]], lúc này là [[Hội trưởng]] [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương]],<ref>[http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Vu-an-On-Nhu-Hau-qua-loi-ke-cua-Dai-ta-Tran-Tan-Nghia-323742/ Vụ án Ôn Như Hầu qua lời kể của Đại tá Trần Tấn Nghĩa, Báo Công an Nhân dân Điện tử, 8:40, 28/08/2005], Trích: "''Theo ông kể, cuối tháng 6/1946, Nha Công an Trung ương nhận được nguồn tin của cơ sở phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với bọn phản động Quốc dân Đảng đang chuẩn bị thực hiện âm mưu đảo chính chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi xin ý kiến trung ương về âm mưu thâm độc này, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư đảng ta lúc bấy giờ đã cho ý kiến chỉ đạo phải tập trung trấn áp bọn phản cách mạng, nhưng phải có đủ chứng cứ.''"</ref> đã tổ chức khám xét căn nhà này và tìm thấy hố chôn tập thể và phòng tra tấn.<ref name="bousquet236"/>
 
TheoCũng đảng viên Việt Quốc làtheo Hoàng Văn Đào, ông này cho rằng đây là những binh sĩ [[Trung Hoa Dân Quốc]] chết và được Trung Quốc chôn trong sân ngôi nhà trước khi được Việt Nam Quốc dân Đảng sử dụng làm văn phòng.<ref name="hoangvandao" /> Còn theo nhà sử học quân sự [[người Mỹ]] Cecil B. Currey trong quyển tiểu sử Võ Nguyên Giáp ''Victory at any Cost'' thì ông này nêu giả thuyết rằng việc này là do chính [[Võ Nguyên Giáp]] dựng lên. Sau khi chiếm lấy căn nhà, Võ Nguyên Giáp đã cho người xây dựng căn phòng tra tấn, đào lên xác chết trong mộ và đặt vào trong căn nhà, rồi tuyên bố đã khám phá ra hố chôn tập thể của người bị Việt Nam Quốc dân Đảng giết chết.<ref name="currey126"/> Currey cũng cho rằng, nhiều xác chết thực ra chính là thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng bị lực lượng an ninh của Võ Nguyên Giáp giết chết.<ref name="currey126"/> Tóm lại, Hoàng Văn Đào và Currey cho rằng số 7 Ôn Như Hầu chỉ là nơi làm việc bình thường của Việt Nam Quốc dân Đảng, lực lượng công an dưới sự chỉ đạo của Võ Nguyên Giáp đã tấn công nơi này trong lúc Việt Nam Quốc dân Đảng không đề phòng sau đó dựng hiện trường giả để có cớlý do tiêu diệt Việt Nam Quốc dân Đảng.<ref name="currey126"/><ref name="hoangvandao" /> Hoàng Văn Đào thừa nhận Việt Nam Quốc Dân Đảng đã từng tiến hành các vụ bắt cóc giết người, nhưng các xác chết đã được họ phi tang ở chỗ khác chứ họ sẽ không bao giờ chôn xác ngay tại trụ sở; họ có thể dễ dàng đeo các tảng đá lớn vào xác chết rồi ném xuống [[Hồ Thiền Quang]] ở gần đó.<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com.vn/books?id=noDel6BsmcYC&pg=PA95&dq=hoang+van+dao+halais&hl=en&sa=X&ei=Cs8EUbB1yOfIAebwgdAP&ved=0CCoQ6AEwAA#v=onepage&q=hoang%20van%20dao%20halais&f=false|author=Georges Boudarel, Nguyễn Văn Ký|title=Hanoi: City of the Rising Dragon|pages=95|publisher=Rowman & Littlefield|year=2002}}</ref> Một số học giả khác như Gisèle Luce Bousquet và Pierre Brocheux (Pháp)<ref>Gisèle Luce Bousquet, Pierre Brocheux, Viêt Nam Exposé: French Scholarship on Twentieth-century Vietnamese Society, University of Michigan Press, 2002; tr. 236</ref> thì cho rằng đến nay chưa ai biết sự thật vụ việc này như thế nào.
 
Theo [[William Duiker]], các tình tiết xung quanh vụ việc là vấn đề phải bàn cãi. Tuy nhiên, đáng chú ý, các nhà ngoại giao Mỹ và Pháp khi đó cũng đều đổ lỗi cho những phần tử Việt Quốc đã xúi giục gây rối trong các bản báo cáo gửi về nước.<ref>Ho Chi Minh. A life. P 345</ref>