Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Hồi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Danh xưng của người Hồi: chính tả, replaced: ưong → ương using AWB
Dòng 25:
Tuy vậy, đa số người Hồi cũng như những sắc tộc khác cho rằng việc xác nhận họ là một trong 56 dân tộc Trung Hoa là hợp lý vì lịch sử của họ, truyền thống văn hóa của họ gắn "đủ" để coi rằng họ là một tộc dân riêng rẽ, thực tế đã cho thấy rằng không phải đơn giản cứ chuyển sang đạo Hồi là một người Trung Quốc được coi là một người Hồi. Việc anh ta có được coi là một người Hồi không, trong trường hợp này còn tùy thuộc vào môi trường anh ta sinh sống, những mối quan hệ của anh ta với cộng đồng người Hoa theo Hồi giáo có đủ chặt chẽ, có đủ mức độ để cộng đồng chấp nhận anh ta là một người Hồi hay không? Rõ ràng, yếu tố cộng đồng, mối quan hệ đối với cộng đồng là một trong những điểm cơ bản nhất để hình thành "dân tộc Hồi", một dân tộc được hình thành mà không dựa trên những yếu tố dị biệt về chủng tộc hay nhân chủng học.
 
Những người Thổ Nhĩ Kỳ và [[người Tajik]] gọi người Hồi là "người Dungan", dẫu rằng học giả Tây phưongphương đã chỉ ra rằng chỉ duy nhất có một nhóm thuộc tộc dân Hồi ở [[Kyrgyzstan]] mới là người Dungan mà thôi. Ở [[Thái Lan]], người [[Hồi giáo]] có gốc gác Trung Quốc được gọi là "Chin Ho", trong khi họ gọi người Trung Hoa là "Chin". Ở [[Myanma|Miến Điện]] và [[Vân Nam]], người Hồi được là "Panthay". Trong cộng đồng Hoa kiều hoặc có gốc gác Trung Hoa ở [[Malaysia]] chỉ có một thiểu số đổi sang đạo Hồi. Về mặt chính thức, những người Hoa Hồi (theo như cách gọi của một số người, trong đó có người Việt) này được coi là một nhánh của người [[Bumiputra]], tức là được xem như một "dân tộc" nằm trong cộng đồng người Malaysia - cộng đồng người Bumiputra. Dẫu vậy, bản thân những người Hồi này chỉ cho rằng họ nằm trong cộng đồng người Hoa ở hải ngoại mà thôi, họ nằm trong cộng đồng đó chứ không phải tồn tại riêng rẽ như cách mà chính phủ Malaysia xác định cho họ.
 
== Người Hồi nổi tiếng ==