Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dòng tia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
Trên Trái Đất, các dòng tia có thể xuất hiện rồi biến mất, có thể tách thành hai hoặc nhiều phần, hoặc có thể nhập lại từ nhiều dòng, và có thể chảy theo nhiều hướng, trong đó có thể có những dòng tia chảy theo hướng ngược lại so với những dòng tia khác. Trên Sao Mộc, các dòng tia tồn tại lâu dài và ít có biến động trong luồng chảy.
 
Trên Trái Đất, những dòng tia mạnh nhất là những '''dòng tia cực''', ở {{convert|9|-|12|km|ft|abbr=on}} trên mực nước biển, rồi đến những '''dòng tia cận nhiệt đới''' hơi yếu hơn một chút và ở độ cao lớn hơn, tại {{convert|10|-|16|km|ft|abbr=on}}. [[Bán cầu Bắc Trái Đất]] và [[Bán cầu Nam Trái Đất]] đều có những dòng tia cực và dòng tia cận nhiệt đới riêng. Dòng tia cực ở bán cầu bắc chảy ở các vĩ độ đi qua [[Bắc Mỹ]], [[Châu Âu]], và [[Bắc Á]] và các [[đại dưongdương]], còn dòng tia cực ở bán cầu nam chỉ chảy phía trên [[Nam Cực]] quanh năm. Ngoài ra, các dòng tia khác yếu hơn cũng có thể xuất hiện, ví dụ tại vùng nhiệt đới bán cầu bắc vào mùa hè, ở độ cao mà khí nóng khô gặp khí ẩm. Trên Sao Mộc, những dòng tia mạnh nhất nằm ở rìa Đới Xích đạo và hai Vành đai Nhiệt đới.
 
Trên Trái Đất, các dòng tia được sinh ra do hai nguyên nhân: sự làm nóng khí quyển bởi [[bức xạ Mặt Trời]] gây ra các vòng hoàn lưu cực, [[vòng hoàn lưu Ferrel]], và [[vòng hoàn lưu Hadley]], và tác động của [[lực Coriolis]] lên những dòng khí chuyển động. Lực Coriolis là hệ quả của sự tự quay quanh trục của hành tinh. Dòng tia cực được hình thành gần vùng tiếp giáp giữa vòng hoàn lưu cực và vòng hoàn lưu Ferrel; còn dòng tia cận nhiệt đới nằm ở biên giới giữa vòng hoàn lưu Ferrel và vòng hoàn lưu Hadley.<ref>{{cite web | author=[[University of Illinois]] | url=http://ww2010.atmos.uiuc.edu/(Gh)/guides/mtr/cyc/upa/jet.rxml | title=Jet Stream | accessdate=4 May 2008}}</ref> Trên Sao Mộc, cơ chế sinh ra các dòng tia vẫn chưa rõ, dù đã có những lý thuyết "nông" và "sâu" được xây dựng.<ref>{{cite journal