Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chí tuyến Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TobeBot (thảo luận | đóng góp)
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Sửa liên kết đến trang định hướng bằng bot: Nam Dương - Đổi thành Ma Kết (chòm sao)
Dòng 3:
'''Chí tuyến Nam''' hay '''Nam chí tuyến''' (có người còn gọi là '''Đông chí tuyến''' hay '''chí tuyến Nam Dương''') là một trong năm ''[[vĩ tuyến]]'' chủ yếu để đánh dấu bản đồ [[Trái Đất]]. Nó [[song song]] với đường [[xích đạo]] tại [[vĩ tuyến]] 23° 26' 22" nam, và nó là vĩ độ xa nhất về phía nam mà [[Mặt Trời]] có thể xuất hiện trên đỉnh đầu của người quan sát diễn ra vào tiết [[đông chí]] của Bắc bán cầu (vì lý do này mà nó còn mang tên là Đông chí tuyến). Ngược lại với nó là [[chí tuyến Bắc]] ở Bắc bán cầu. Các vĩ độ ở phía nam của đường chí tuyến Nam thuộc về [[vùng ôn đới|vùng ôn đới Nam bán cầu]]. Các vĩ độ nằm giữa đường đông chí tuyến Nam và đường chí tuyến Bắc thuộc về vùng [[nhiệt đới]].
 
Nó được gọi là chí tuyến Nam Dương do khi người phương Tây đặt tên cho nó vào khoảng 2000 năm trước thì Mặt Trời đã nằm ở [[chòm sao]] [[Ma Kết (chòm sao)|Nam Dương]] vào tiết [[đông chí]] ở Bắc bán cầu. Hiện nay, Mặt Trời xuất hiện ở chòm sao [[Nhân Mã]] trong thời gian diễn ra tiết đông chí ở Bắc bán cầu. Sự thay đổi này có được là do hiện tượng [[tuế sai]].
 
Tên gọi '''chí tuyến Nam''' là do chí tuyến này nằm ở Nam bán cầu Trái Đất.