Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hang Con Moong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 53:
 
*'''Di tích Hang Lai''': nằm trong dãy núi đá vôi thuộc thôn Thành Trung, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Hang có hình hàm ếch, cao hơn mặt ruộng khoảng 10m - 15m, cửa hướng Tây Nam, rộng 8,5m, vòm cao 6,2m. Trước cửa hang có một khoảng đất khá bằng phẳng, lòng hang hình tam giác chạy theo hướng Bắc - Đông Bắc.
*'''Động Người Xưa''': nằm trên núi đá vôi trong khu [[rừng Cúc Phương]], huyện [[Nho Quan]] tỉnh [[Ninh Bình]]. [[Động Người Xưa]] dài 300m với hai tầng hang rất rộng, là hang động khô mang đặc trưng của núi đá vôi, rất thoáng vì có một cửa hang ở trên đỉnh núi hút gió vào nên người tiền sử đã chọn hang động này làm nơi sinh sống. Năm 1966 Viện [[khảo cổ]] [[Việt Nam]] phối hợp với VQG [[Cúc Phương]], các chuyên gia Đức, đã tiến hành khai quật hang động này đã phát hiện được 3 ngôi mộ cổ với các bộ xương người đã hoá thạch còn khá nguyên vẹn. Động Người Xưa cùng với động Sơn Cung, động Phò Mã, động Thủy Tiên, [[hang Con Moong]], động Trăng Khuyết là những điểm du lịch thuộc khu vực [[rừng Cúc Phương]].
*'''Di tích Hang Lý Chùn''': như một mái đá nhỏ, cửa hướng Tây - Tây Nam, cao hơn mặt ruộng 0,60m - 0,80m, cửa rộng khoảng 5m, vòm cao 2m không phẳng nhiều diềm và nhũ đá rủ xuống, chiều dài sâu trên 2m, vách hang có những vỉa đá lan ra cửa, có nhiều mảng khối trầm tích chứa xương răng động vật hóa thạch.
*'''Di tích Hang Bố Giáo''': thuộc địa phận thôn Yên Sơn 2, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Khu vực I là 11.311m2, cao 174,6m so với mực nước biển và cao khoảng 51m so với chân núi, cửa hang quay hướng chính Tây. Hang có hai khoang, ngăn cách nhau bởi các cột nhũ đá lớn.