Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu thuyết”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: my:ဝတ္ထု
Dòng 18:
=== Châu Á ===
[[Tập tin:Genji_emaki_01003_001.jpg|nhỏ|250px|Một trang [[kana]] chép tay ''Truyện kể Genji'' từ hậu kỳ Heian, thế kỷ thứ 12]]
Ở Trung Quốc tiểu thuyết xuất hiện rất sớm, vào thời kỳ Ngụy-Tấn (thế kỷ 3-4) tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác phẩm [[chi quái]], [[chi nhân]]. Sang đời [[nhà Đường]] xuất hiện thể loại [[truyền kỳ]], [[đời Tống]] lại có thêm dạng [[thoại bản]], tất cả đều có thể coi là tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại. Từ đời [[Minh]] văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói riêng phát triển rực rỡ với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng như [[Tam quốc diễn nghĩa]] của [[La Quán Trung]], [[Thủy hử]] của [[Thi Nại Am]], [[Tây du ký]]của [[Ngô Thừa Ân]], [[Kim Bình Mai]] của [[Tiếu Tiếu Sinh]] v.v. Đời [[Thanh]] bước phát triển của tiểu thuyết chương hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua hàng loạt danh tác như [[Chuyện làng Nho]] (Nho lâm ngoại sử) của [[Ngô Kính Tử]], [[Hồng Lâu Mộng]] của [[Tào Tuyết Cần]]. Thời hiện đại tiểu thuyết Trung Quốc vượt thoát những thể loại truyền thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây đương thời với sáng tác của các tác gia như [[Lỗ Tấn]], [[Giả Bình Ao]], [[Mạc Ngôn]] v.v.
 
Tại Nhật Bản, vượt qua [[sử ký]], [[tùy bút]] và [[nhật ký]], hình thức sơ khai của tiểu thuyết đã xuất hiện từ những thế kỷ thứ 6-8, ban đầu là sự tập hợp thành chương những bài ca [[ballad]], truyện kể do các [[pháp sư]] mù gảy đàn [[biwa]] lưu truyền khắp đảo quốc. Cùng với những sáng tạo khởi đầu là [[Takatori monogatari]], tiểu thuyết Nhật Bản, mà hình thức của thể loại được gọi bằng tên [[monogatari]], đi được một nửa chặng đường đến [[Ise monogatari]] và đạt đỉnh cao với [[Truyện kể Genji|Genji monogatari]]. Genji monogatari trở thành ngôi sao băng chói sáng của văn chương cổ điển Nhật Bản, được đánh giá là tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, mà rất nhiều thế kỷ về sau với [[Sagoromo monogatari]], [[Yowa no nezame]], [[Hamamatsu Chūnagon monogatari]], [[Torikaebaya monogatari]], [[văn học Nhật Bản]] vẫn không thể sản sinh được một tác phẩm tự sự nào có được vị trí và giá trị của nó. Từ thế kỷ 19 khi [[xã hội Nhật Bản]] không ngừng hướng theo mô hình phương Tây, những tác phẩm nổi tiếng của thể loại tiểu thuyết phương Tây đương thời được [[dịch thuật]] hoặc [[phóng tác]] tràn lan trong thời Minh Trị đã phát triển tiểu thuyết Nhật Bản theo những [[khuynh hướng sáng tác]] hiện đại, và những tiểu thuyết tiền-hiện đại đầu tiên có dạng thức tự thuật, còn gọi là "tâm cảnh tiểu thuyết", vào cuối thời [[Minh Trị]].