Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bosna và Hercegovina”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 42.119.16.242 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Dòng 112:
Cuộc chinh phục Bosnia của Ottoman đã đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử đất nước và đưa lại những thay đổi lớn trong bối cảnh chính trị và [[bối cảnh văn hoá|văn hoá]] trong vùng. Dù vương quốc đã bị đập tan và giới quý tộc cao cấp của nó đã bị hành quyết, những người Ottoman quả thực đã cho phép duy trì thực thể Bosnia bằng cách sáp nhập nó trở thành một tỉnh hợp thành của Đế chế Ottoman với tên gọi lịch sử và tính toàn vẹn — một trường hợp duy nhất trong số các quốc gia bị nô dịch ở vùng Balkan.<ref name="Riedlmayer">Riedlmayer, Andras (1993). [http://www.kakarigi.net/manu/briefhis.htm A Brief History of Bosnia-Herzegovina]. The Bosnian Manuscript Ingathering Project.</ref> Bên trong [[Sanjak|sandžak]] (và cuối cùng là [[Wilayah|vilayet]]) này của Bosnia, những người Ottoman đã thực hiện một số thay đổi quan trọng về cơ quan hành chính chính trị xã hội; gồm một hệ thống sở hữu đất đai mới, tái cơ cấu các đơn vị hành chính, và hệ thống phân biệt xã hội phức tạp theo tầng lớp và tôn giáo.<ref name="Malcolm"/>
 
Bốn thêthập kỷ cai trị của Ottoman đã để lại dấu ấn mạnh trong thành phần dân số Bosnia, nó đã thay đổi nhiều lần sau những cuộc chinh phục của đế quốc, những cuộc chiến tranh thường xuyên với các cường quốc châu Âu, những đợt di cư, những lần bệnh dịch. Một cộng đồng Hồi giáo bản xứ nói tiếng Slavơ đã xuất hiện và cuối cùng trở thành nhóm tôn giáo-sắc tộc lớn nhất (chủ yếu như một kết quả của sự dần gia tăng số lượng [[Sự Hồi giáo hoá Bosnia và Herzegovina|người cải đạo]] theo [[Hồi giáo]]),<ref name="Imamovic">Imamović, Mustafa (1996). Historija Bošnjaka. Sarajevo: BZK Preporod. ISBN 9958-815-00-1</ref> trong khi một số lượng đáng kể người [[Do thái Sephardi]] tới đây sau khi họ bị [[Dị giáo Tây Ban Nha|trục xuất]] khỏi Tây Ban Nha hồi cuối thế kỷ. Các cộng đồng Thiên chúa giáo Bosnia cũng trải qua những thay đổi lớn. Các tín đồ [[Franciscan]] Bosnia (và tổng thể tín đồ [[Kitô giáo|Cơ đốc giáo]] nói chung) được bảo vệ bởi nghị định chính thức của đế chế. Cộng đồng [[Nhà thờ Chính thống|Chính thống]] tại Bosnia, ban đầu bị hạn chế tại Herzegovina và Podrinje, đã phát triển trong cả nước ở giai đoạn này và có sự thịnh vượng khá cao cho tới thế kỷ 19. Tuy nhiên, Nhà thờ ly giáo Bosnia đã hoàn toàn biến mất.<ref name="Malcolm"/>
 
Khi Đế chế Ottoman thịnh vượng và mở rộng vào Trung Âu, Bosnia thoát khỏi sức ép trở thành tỉnh biên giới và có một giai đoạn bình ổn và thịnh vượng khá dài. Một số thành phố, như Sarajevo và [[Mostar]], được thành lập và phát triển trở thành các trung tâm thương mại và [[văn hoá đô thị|văn hoá]] lớn của vùng. Bên trong những thành phố đó, nhiều Sultan và các thống đốc cung cấp tài chính cho việc xây dựng nhiều công trình quan trọng của [[Kiến trúc Bosnia và Herzegovina|kiến trúc Bosnia]] (như [[Stari Most]] và [[Nhà thờ Hồi giáo Gazi Husrev-beg]]). Hơn nữa, số lượng người Bosnia có ảnh hưởng quan trọng trong văn hoá và [[lịch sử chính trị|chính trị]] trong thời gian này khá lớn.<ref name="Riedlmayer"/> Các binh sĩ Bosnia chiếm một thành phần lớn trong mọi cấp bậc chỉ huy quân sự của Ottoman trong [[Trận Mohács (1526)|Trận Mohács]] và [[Trận Krbava field|chiến trường Krbava]], hai thắng lợi quyết định về quân sự, trong khi nhiều người Bosnia khác thăng tiến qua các cấp bậc quân sự Ottoman để nắm giữ những vị trí quyền lực cao nhất nhất trong Đế chế, gồm các đô đốc, tướng lĩnh, và [[Vizier|đại tư tế]]. Nhiều người Bosnia cũng để lại dấu ấn vĩnh cửu trong văn hoá Ottoman, trở thành các nhân vật thần bí, các học giả, và những nhà thơ nổi tiếng bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ả Rập, và [[Ngôn ngữ Ba Tư#Các thổ ngữ và ngôn ngữ liên quan chặt chẽ|các ngôn ngữ Ba Tư]].<ref name="Imamovic"/>