Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Humonia (thảo luận | đóng góp)
Humonia (thảo luận | đóng góp)
Dòng 293:
Năm [[1964]], Hội nghị bất thường của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã bãi nhiệm Bí thư thứ nhất Khrushchov và đưa [[Leonid Ilyich Brezhnev]] (''Леонид Ильич Брежнев'') vào cương vị Bí thư thứ nhất (từ ngày [[8 tháng 4]] năm [[1966]] gọi là [[Tổng Bí thư]]). Thời gian từ năm [[1965]] đến [[1985]] chủ yếu dưới quyền Brezhnev thường được gọi đơn giản là thời kỳ "trì trệ" mặc dù thật ra "trì trệ" chỉ thực sự trầm trọng vào 10 năm cuối của Brezhnev (tức là từ năm 1975 trở về sau) và khái niệm này có [[tính tương đối]].
[[Tập tin:Tupolev Tu-144 (4322159916).jpg|nhỏ|phải|300px|Máy bay hành khách phản lực tốc độ siêu âm [[Tu-144|Тupolev Тu-144]]]]
 
Thời kỳ này là thời kỳ mà những [[mâu thuẫn]] của xã hội Liên Xô đã chín muồi và phát tác gây những hệ quả xấu cho nền kinh tế và đời sống tâm lý, chính trị, xã hội của nhân dân. Trong kinh tế, nền sản xuất duy trì theo [[phương thức]] [[kế hoạch hóa]] và [[thời bao cấp|bao cấp]] không tạo được kích thích quyền lợi của [[người sản xuất]] nên [[kỷ luật lao động]] suy giảm, [[năng suất]] tăng kém. Việc ''trả lương theo mức chỉ tiêu kế hoạch'' và ''kế hoạch hóa theo sản lượng'' thậm chí kéo lùi việc áp dụng [[tiến bộ khoa học kỹ thuật]]: sản phẩm chế tạo ra càng tốn nhiều nguyên liệu thì càng nhanh hoàn thành và vượt [[chỉ tiêu]] kế hoạch sản lượng và càng có lợi cho người sản xuất, nên [[hàng hóa]] của Liên Xô nhanh chóng thụt lùi về [[chất lượng]], [[mẫu mã]] và [[tính cạnh tranh]] so với hàng hóa của các nước phương Tây và nền kinh tế không được khuyến khích chuyển sang [[phát triển kinh tế theo chiều sâu|phát triển theo chiều sâu]]. Kinh tế dựa nhiều vào khai thác ồ ạt các [[nguồn tài nguyên thiên nhiên]] nên không kích thích tiến bộ kỹ thuật và [[ô nhiễm môi trường]] gia tăng. Kết quả là hàng hóa trong [[thị trường nội địa]] bị thừa các sản phẩm khó tiêu thụ đồng thời lại khan hiếm hàng hóa dễ tiêu thụ, làm nảy nở [[đầu cơ]], [[tích trữ]] và các loại [[kinh tế ngầm]] bất hợp pháp. Liên Xô cố gắng tăng thu nhập quốc dân bằng cách tăng đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư ngày càng giảm, năng suất lao động tăng chậm do kỹ thuật sản xuất chậm cải tiến, trong khi đó phương Tây tăng trưởng bằng việc cải tiến công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp mới khiến năng suất lao động và hiệu quả đầu tư đều tăng. Thời kỳ này Liên Xô tiếp tục lao vào lập kế hoạch và triển khai các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ mang tính phô trương nhưng sau này thực tế cho thấy [[hiệu quả kinh tế]] kém, nặng về ý nghĩa [[tuyên truyền]] hình thức... Cũng chính vì không có động lực kinh tế nên dù là đất đai rộng lớn, phì nhiêu mà [[sản xuất nông nghiệp]] sa sút không đáp ứng được [[nhu cầu xã hội]], càng ngày vấn đề nông nghiệp càng trầm trọng, đến cuối thời Brezhnev thì đã thật sự nóng bỏng.
 
Tâm lý dân chúng chán nản trở nên thờ ơ đối với các [[chính sách]] của [[Đảng Cộng sản Liên Xô|Đảng]] và chính phủ. Hơn nữa hệ thống cán bộ của Đảng và nhà nước – bộ máy [[theo chỉ định]] (''Номенклатура'') đang trở thành tầng lớp bất bình đẳng mới ít chịu sự giám sát của nhân dân mà như sau này [[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov|Mikhail Gorbachov]] đã từng gọi là các vị "cường hào mới" gây bất bình lớn trong xã hội khi tạo ra tham nhũng và làm suy thoái đạo đức xã hội.