Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Cảnh (Nam Đường)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
S7w4j9 (thảo luận | đóng góp)
S7w4j9 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 68:
Cuối năm [[944]], [[Tra Văn Huy]] lập kế hoạch tấn công thủ phủ của Ân là Kiến châu <ref>建州, nay thuộc [[Nam Bình]], [[Phúc Kiến]], [[Trung Quốc]]</ref>, và mặc dù gặp phải nhiều phản đối, Lý Cảnh cử Văn Huy chỉ huy quân đội tiến đánh nước Ân. Văn Huy tiến quân đến Tín châu <ref>信州, nay thuộc [[Thượng Nhiêu]], [[Giang Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>, gần lãnh thổ Ân, ông ta viết biểu trình bày rằng cuộc chinh phạt sẽ được thành công. Lý Cảnh sau đó cử Biên Hạo đến hỗ trợ Văn Huy. Tuy nhiên, chiến dịch diễn ra không được thuận lợi. Tướng nước Ân là [[Ngô Thành Nghĩa]], người đang tấn công thủ phủ nước Mân là Trường Lạc <ref>長樂, nay thuộc [[Phúc Châu]], [[Phúc Kiến]], [[Trung Quốc]]</ref>, quyết định nhân cơ hội đó nói dối với dân Mân rằng quân [[Nam Đường]] đến đỡ giúp Ân tấn công [[Chu Văn Tiến]], khiến cả thành Trường Lạc náo động. Tướng Mân là [[Lâm Nhân Hàn]] cũng nhân đó nổi dậy chống lại chủ tướng, giết [[Chu Văn Tiến]] và [[Liên Trọng Ngộ]], mở cửa thành đón [[Ngô Thành Nghĩa]] tiến vô. Không lâu sau đó, [[Vương Diên Chính]] xưng là hoàng đế Đại Mân, nhưng vẫn đóng đô ở Kiến châu thay vì dời đến Trường Lạc. Tướng Nam Đường [[Tổ Toàn Ân]] được Lý Cảnh gửi đến giúp đỡ Văn Huy, dẫn quân đánh bại quân Mân do thừa tướng nước Mân [[Dương Tư Cung]] chỉ huy, rồi kéo đến bao vây Kiến châu.<ref name=ZZTJ284/> Mùa thu năm [[945]], Kiến châu thất thủ, [[Vương Diên Chính]] đầu hàng [[Nam Đường]], Mân quốc trên thực tế đã bị diệt vong. Tuy nhiên, các tướng [[Nam Đường]] khi tấn công Kiến châu đã thẳng tay cướp bóc khiến người Mân sợ hãi. Lúc đầu người Mân đón chào quân Đường như những người cứu tinh giúp họ thoát khỏi cảnh loạn lạc, đến đó cảm thấy thất vọng, nhưng Lý Cảnh chọn cách không truy cứu các tướng vì họ đã lập công lớn trong việc tiêu diệt Mân.<ref name=ZZTJ285>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷285|quyển 285]].</ref>.
 
Ban đầu cả nước Mân, sau khi Kiến châu thất thủ thì quy phục [[Nam Đường]], bao gồm Phúc châu (tức là Trường SaLạc),<ref name=ZZTJ285/> lúc này nằm dưới quyền kiểm soát của [[Lý Nhân Đạt]], ban đầu ông ta chống lại [[Vương Diên Chính]] ở Phúc châu, sau đó đầu hàng Nam Đường khi Kiến châu bị bao vây, và Lý Cảnh đáp lại bằng cách ban họ phong chức cho ông ta, ban tên là Lý Hoằng NghĩNghĩa.<ref name=ZZTJ284/> Tuy nhiên, sau khi Kiến châu thất thủ, thì Phúc châu vẫn không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của [[Nam Đường]]. [[Trần Giác]], khi đó đang là Xu mật sứ, được cử đi thuyết Lý Hoằng Nghĩa đến Nam Xương xưng thần với Lý Cảnh. Nhưng khi [[Trần Giác]] đến Phúc châu, Lý Hoằng Nghĩa tiếp đãi đạm bạc, nên [[Trần Giác]] không dám nói chuyện nhập triều. Khi trở về đến Kiếm châu)<ref>劍 州, nay thuộc [[Nam Bình]]</ref>, [[Trần Giác]] hối hận, và nhân danh Lý Cảnh lệnh Lý Hoằng Nghĩa vào triều, rồi tự mình xưng là giám quân Phúc châu. Lý Hoằng Nghĩa chống lại, chiến tranh nổ ra. Lý Cảnh thấy [[Trần Giác]] tự ý hành động mà không được ý chỉ mình, nhưng do các quan thuyết phục, ông đồng ý cử binh hỗ trợ [[Trần Giác]]. Các tướng [[Nam Đường]] lập vòng vây Phúc châu, khởi đầu khá thuận lợi. Tuy nhiên, khi [[Vương Sùng Văn]] làm Nguyên soái song Trần Giác, Phùng Diên Lỗ và Ngụy Sầm đều tự ý hành động, còn [[Lưu Tòng Hiệu]] và [[Vương Kiến Phong]] không phục không tuân mệnh, họ tranh công với nhau, tiến thoái không tương ứng.<ref name=ZZTJ285/>.
 
[[Lý Hoằng Nghĩa]] xưng thần với [[Ngô Việt]], đổi tên thành [[Lý Đạt]]. Trước mùa hạ năm [[947]], quân [[Ngô Việt]] tiến đến Phúc châu. Quân [[Nam Đường]] lại cho phép [[Ngô Việt]] vượt qua lãnh địa của mình mà đến Mân, hi vọng sẽ một mẻ diệt gọn và chiếm giữ Phúc châu. Tuy nhiên quân [[Ngô Việt]] lại đánh bại được lực lượng [[Nam Đường]], giải vây được cho Phúc châu. Sau đó, [[Lưu Tòng Hiệu]] dẫn quân về sào huyệt Tuyền châu<ref>泉州, nay thuộc [[Tuyền Châu]], [[Phúc Kiến]], [[Trung Quốc]]</ref> và đuổi được quân Nam Đường — do đó, mặc dù vẫn xưng thần với [[Nam Đường]], nhưng miền nam Phúc Kiến ngày nay đều do [[Lưu Tòng Hiệu]] cai quản. (Do đó, những phần lãnh thổ Mân mà [[Nam Đường]] giành được thực sự chỉ là miền tây bắc và khu vực xung quanh Kiến châu). Lý Cảnh tức giận vì thất bại, muốn xử tử [[Trần Giác]] và [[Phùng Diên Lỗ]], nhưng cuối cùng do lời khuyên can của [[Tống Tề Khâu]] và [[Phùng Diên Kì]], chỉ lưu đày bọn họ.<ref name=ZZTJ286/>.