Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Alkan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Quan hệ sinh thái: replaced: cả 3 → cả ba using AWB
Dòng 165:
=== Vật lý ===
[[Tập tin:Alkanschmelzundsiedepunkt.svg|phải|300px]]
Cấu trúc phân tử, cụ thể là [[diện tích bề mặt]] của phân tử, xác định điểm sôi của ankan: diện tích bề mặt càng nhỏ thì điểm sôi càng thấp, do các [[lực Van der Waals|lực van der Waals]] giữa các phân tử là yếu hơn. Việc giảm diện tích bề mặt có thể thu được nhờ tạo nhánh hay là cấu trúc vòng. Điều này có nghĩa là trong thực tế các ankan có số nguyên tử cacbon nhiều hơn thông thường sẽ có [[nhiệt độ bay hơi|điểm sôi]] cao hơn so với các ankan có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn, và các ankan mạch nhánh và [[cycloankan]] có điểm sôi thấp hơn so với các dạng mạch thẳng của chúng. Ở [[nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn|điều kiện tiêu chuẩn]], từ CH<sub>4</sub> tới C<sub>4</sub>H<sub>10</sub> thì các ankan có dạng khí; từ C<sub>5</sub>H<sub>12</sub> tới C<sub>17</sub>H<sub>36</sub> chúng là lỏng; và sau C<sub>18</sub>H<sub>38</sub> thì chúng là rắn. Điểm sôi tăng khoảng 20 tới 30&nbsp;°C cho một nhóm CH<sub>2</sub>.
 
Các [[nhiệt độ nóng chảy|điểm nóng chảy]] của các ankan cũng tăng theo chiều tăng của số nguyên tử cacbon (ngoại lệ duy nhất là [[prôpan|propan]]). Tuy nhiên, điểm nóng chảy tăng chậm hơn nhiều so với sự tăng của điểm sôi, cụ thể là đối với các ankan lớn. Ngoài ra, điểm nóng chảy của các ankan chứa lẻ số nguyên tử cacbon tăng nhanh hơn so với điểm nóng chảy của các ankan chứa chẵn số nguyên tử cacbon (xem hình): nguyên nhân của hiện tượng này là do "mật độ bao gói" cao hơn của các ankan chứa chẵn số nguyên tử cacbon. Điểm nóng chảy của các ankan mạch nhánh có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với các ankan mạch thẳng tương ứng, phụ thuộc vào hiệu quả của sự bao gói phân tử: nó là đúng phần nào với đối với các isoankan (các đồng phân 2-metyl), thông thường có điểm nóng chảy cao hơn so với các đồng phân mạch thẳng của nó.