Khác biệt giữa bản sửa đổi của “CIF (Incoterm)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Phan Ba (thảo luận | đóng góp)
n Đã huỷ sửa đổi của 125.214.53.183 (thảo luận | cấm), quay về phiên bản của Tttrung.
Dòng 6:
 
Thuật ngữ này chỉ thích hợp cho vận tải hàng hải tập quán, không phải là [[ro/ro]] hay [[vận chuyển côngtenơ quốc tế]].
==Hoa Kỳ==
Các thông lệ ngoại thương của Mỹ đưa ra trong "Định nghĩa ngoại thương của Mỹ" có 6 loại:
*Giao hàng tại nơi sản xuất (Ex Point of Origin - EPO).
*Giao hàng trên phương tiện vận chuyển (Free on Board - FOB)
*Giao hàng cạnh phương tiện vận chuyển (Free Along Side - FAS)
*Giao hàng gồm: giá thành, cộng cước phí vận chuyển (Cost and Freight - C&F hay CFR)
*Giao hàng gồm: giá thành cộng bảo hiểm và cước phí vận chuyển (Cost Insurace and Freight- CIF)
*Giao hàng tại bến cảng đích (Ex Dock - ED).
==Liên hệ với FOB hay EXW==
Theo ý kiến của một số chuyên gia về vận tải thì việc nhập khẩu hàng hóa theo giá FOB hoặc EXW (Ex-works), thay vì giá CIF có lợi cho bên mua hơn, vì lý do sau:
*Nhập khẩu hàng trực tiếp từ nhà sản xuất nói chung có lợi hơn (giá tốt hơn, dễ thảo luận về mẫu mã, chất lượng - vì không qua khâu trung gian). Nhưng thường thì nhà sản xuất do chuyên môn hoá và tập trung cao vào sản xuất, họ sẽ không muốn lo việc vận chuyển và sẽ chỉ gửi báo giá Ex-Works (giá xuất xưởng) hoặc giá FOB cảng xếp hàng. Nếu bên mua vẫn cứ yêu cầu báo giá CFR/CIF, thì có thể sẽ bị thiệt, do nhà sản xuất thường không có chuyên môn cao về vận tải nên họ sẽ cộng thêm một giá cước khá cao, để đảm bảo an toàn. Trong khi đó, nếu nhập khẩu với giá FOB, bên mua có thể chủ động đàm phán với hãng vận tải (hoặc đại lý của họ) về vấn đề giá cước.
*Cũng thuận lợi, hiệu quả và an toàn như CIF. Chỉ cần chỉ định cho người bán rằng việc vận tải do công ty vận chuyển cùng đại lý của mình đảm nhận. Bảo hiểm hàng hoá mua ngay tại quốc gia bên mua hàng. Mọi phát sinh về hư hại, thiếu hụt, mất mát hàng hoá, giải quyết trực tiếp tại quốc gia bên mua bao giờ cũng thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, tại [[Việt Nam]] hiện nay, đa số các công ty nhập khẩu hàng theo giá CIF/CFR cảng Việt Nam. Lý do có thể coi là cơ bản có lẽ là: Các công ty thường không có khả năng nhập khẩu trực tiếp khi hàng hóa đa dạng về chủng loại và phải thông qua một/vài trung gian tại nước sở tại để gom hàng. Chi phí để đảm bảo cho một văn phòng thu gom hàng tại nước bán hàng không rẻ cũng là một lý do để các công ty mua hàng qua trung gian. Trong trường hợp này thì bên bán hàng thường cố gắng giữ quyền thanh toán bảo hiểm và cước vận tải, nhằm giảm thiểu các chi phí. Một lý do khác là các công ty vận tải biển của Việt Nam chưa thực sự mạnh, đa phần làm đại lý cho các công ty vận tải nước ngoài và vấn đề cước không do các công ty Việt Nam quyết định.
Cho đến nay vẫn còn tồn tại một suy nghĩ sai lầm là nhập hàng theo giá CFR/CIF sẽ an toàn hơn so với giá FOB, chẳng hạn: "Với giá CIF, trách nhiệm [đối với các rủi ro] chuyển từ người bán sang người mua khi hàng nhập cảng đến. Với giá FOB, trách nhiệm này chuyển ngay tại cảng nước ngoài". Thực tế, theo các điều khoản của Incoterms thì trách nhiệm trên chuyển ngay tại cảng xếp hàng, đối với cả điều kiện CFR/CIF lẫn FOB. (CIF và CFR chuyển trách nhiệm cho nhà vận tải hay nhà bảo hiểm khi xảy ra rủi ro).
 
{{Incoterm}}
 
[[Thể loại:Incoterm]]
 
[[cs:Cost, Insurance and Freight]]
[[en:Cost, Insurance and Freight]]
[[es:Cost, Insurance and Freight]]
[[fr:Cost, Insurance and Freight]]
[[it:Cost, Insurance and Freight]]
[[ru:Cost, Insurance and Freight]]
[[sv:Cost, Insurance and Freight]]
[[tr:CIF]]