Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George Harrison”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Concert for Bangladesh: chính tả, replaced: ưong → ương using AWB
n →‎Gia đình: trình bày, replaced: 1 người → một người
Dòng 193:
Harrison cưới người mẫu [[Pattie Boyd]] ngày [[21 tháng 1]] năm [[1966]] với McCartney làm [[phù rể]]{{sfn|Miles|2007|p=210}}. Cặp đôi gặp nhau vào năm 1964 trong quá trình quay bộ phim ''[[A Hard Day's Night (phim)|A Hard Day's Night]]'' khi Boyd lúc đó mới 19 tuổi vào vai một nữ sinh{{sfn|Boyd|2007|p=60}}. Họ ly thân vào năm 1974 và các thủ tục ly hôn hoàn tất vào năm 1977<ref>{{harvnb|Badman|2001|p=210}}: Ngày ly hôn; {{harvnb|Doggett|2009|p=209}}: ly hôn năm 1974.</ref>. Boyd nói rằng việc cô quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân với Harrison bắt nguồn từ những nghi ngờ thường xuyên từ anh, và vụ bê bối tình ái với vợ của Starr, [[Maureen Cox|Maureen]], được Boyd gọi là "dấu chấm hết"{{sfn|Boyd|2007|pp=179–180}}. Cô miêu tả năm cuối cùng của đời sống vợ chồng với Harrison "tràn ngập rượu và cocaine" và nhấn mạnh: ''"George dùng cocaine quá nhiều, và tôi nghĩ nó đã làm thay đổi anh ấy... nó khiến anh trở nên lạnh lẽo và làm đông cứng trái tim anh."''{{sfn|Boyd|2007|p=181}} Cô sau đó qua lại với Clapton và họ làm đám cưới vào năm 1979{{sfn|Doggett|2009|p=261}}{{#tag:ref|Harrison thiết lập mối quan hệ ngày một khăng khít với Clapton kể từ cuối những năm 60, và ca khúc nổi tiếng "Here Comes the Sun" là một sáng tác mà anh viết khi trong vườn nhà Clapton<ref>{{harvnb|Harry|2003|p=227}}; {{harvnb|Leng|2006|p=53}}.</ref>.|group="gc"}}.
 
Harrison sau đó cưới thư ký của hãng Dark Horse Records, [[Olivia Harrison|Olivia Trinidad Arias]], ngày [[2 tháng 9]] năm [[1978]]. Họ gặp nhau vào năm 1974 tại trụ sở hãng ở Los Angeles và có với nhau 1một người con trai duy nhất là [[Dhani Harrison]] (sinh ngày [[1 tháng 8]] năm [[1978]])<ref>{{harvnb|Harry|2003|pp=217–218, 223–224}}; {{harvnb|Inglis|2010|pp=50, 82}}.</ref>.
 
Anh tiến hành sửa lại điền trang kiểu Anh tại Friar Park, [[Henley-on-Thames]], nơi mà rất nhiều video ca nhạc sau đó được quay, tiêu biểu như "[[Crackerbox Palace]]". Khu vườn tại đây cũng được dùng làm ảnh bìa cho album ''All Things Must Pass''{{sfn|Greene|2006|pp=226–227}}{{#tag:ref|Điền trang này vốn thuộc về một bá tước thời Victoria là Ngài Frank Crisp. Được mua lại vào năm 1970, điền trang trở thành cảm hứng để Harrison sáng tác ca khúc "[[Ballad of Sir Frankie Crisp (Let It Roll)]]"{{sfn|Leng|2006|p=94}}. Anh cũng có rất nhiều cơ ngơi khác, chẳng hạn như ở [[Đảo Hamilton (Queensland)|Đảo Hamilton]], Úc hay Nahiku, Hawaii<ref>Về căn nhà tại Đảo Hamilton, Úc, xem: {{harvnb|Tillery|2011|p=128}}; về căn nhà tại Nahiku, Hawaii, xem: {{harvnb|Huntley|2006|p=283}}</ref>.|group="gc"}}. Anh trực tiếp thuê 10 công nhân về chỉnh sửa lại khu vườn rộng tới 36 mẫu Anh (khoảng 150.000 m<sup>2</sup>){{sfn|Davies|2009|p=360}}. Harrison cho rằng khu vườn mang nhiều ý nghĩa thoát ly: ''"Đôi lúc tôi cảm thấy như mình sống ở một hành tinh khác, và thật tốt khi tôi đứng ở trong khu vườn của mình, đột nhiên tôi đi qua cánh cửa và nghĩ: ''"Mình đang làm cái quái gì ở đây vậy?"''"''{{sfn|Harrison|2011|p=357}} Cuốn tự truyện của anh, ''[[I, Me, Mine]]'' được đề tặng "cho nhũng người làm vườn ở khắp nơi"<ref>{{harvnb|Huntley|2006|p=170}}; {{harvnb|Tillery|2011|p=121}}.</ref>. Cựu phụ trách truyền thông của The Beatles, [[Derek Taylor]], đã giúp đỡ Harrison viết cuốn sách này với chỉ một chút thông tin về ban nhạc, còn lại là những chia sẻ về sở thích, âm nhạc và ca từ của Harrison<ref>{{harvnb|Doggett|2009|pp=265–266}}: ''I, Me, Mine'' chỉ nhắc một chút về The Beatles; {{harvnb|Huntley|2006|p=170}}: Derek Taylor hỗ trợ Harrison viết cuốn sách; {{harvnb|Tillery|2011|p=121}}: ''I, Me, Mine'' bao gồm phần lời cùng những bình luận của Harrison.</ref>. Taylor bình luận: ''"Không phải là George không thừa nhận The Beatles... nhưng mà nó đã là từ rất lâu rồi và chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời của cậu ấy."''{{sfn|Doggett|2009|p=266}}