Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế học tân cổ điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Typue (thảo luận | đóng góp)
Dòng 2:
 
==Tên gọi==
[[Thorstein Veblen]] trong tác phẩm ''Preconceptions of Economic Science'' công bố năm [[1900]] đã dùng cụm từ [[tiếng Anh]] "''Neoclassical economics''" để gọi thứ kinh tế học về [[giá trị cận biên]] thời ấy khi phân biệt nó với [[kinh tế học cổ điển]] (hay [[kinh tế chính trị]] cổ điển) do [[Adam Smith]] khai sinh và thứ kinh tế học của [[trường phái kinh tế học Áo]]. "''Neoclassical economics''" được dịch ra tiếng Việt thành "''Kinh tế học tân cổ điển''". Sau này, có một trường phái kinh tế học mới xuất hiện, đầu tiên ở [[Hoa Kỳ]], tuy có gốc rễ từ kinh tế học tân cổ điển nhưng lại được xếp riêng thành một trường phái, gọi là "''New classical economics''". Tên phái mới này hay được dịch ra tiếng Việt thành "''Kinh tế học cổ điển mới''". Nhầm lẫn hay xảy ra khi gọi tên ''Neoclassical economics'' và ''New classical economics'', ''kinh tế học tân cổ điển'' và ''kinh tế học cổ điển mới''.
 
Sở dĩ gọi là kinh tế học tân cổ điển là vì các học thuyết này tiếp thu, kế thừa các chủ đề quan tâm của kinh tế học cổ điển, song sử dụng cách thức tiếp cận (phương pháp luận) mới.