Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bản danh sách của Schindler”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cốt truyện: replaced: ( → ( (6), ) → ) (6), . → ., , → ,, : → : (2), Quốc Xã → Quốc xã (4) using AWB
n →‎Cô bé mặc áo choàng đỏ: replaced: bồ hóng → bồ hóng using AWB
Dòng 164:
===Cô bé mặc áo choàng đỏ===
[[Tập tin:Schindlers list red dress.JPG|thumb|275px|Schindler nhìn thấy một cô bé mặc áo choàng đỏ trong lúc quận Kraków đang bị giải tán. Chiếc áo choàng đỏ là một trong những trường hợp hiếm hoi sử dụng màu trong bộ phim chủ yếu là đen trắng.]]
Mặc dù bộ phim được quay đen trắng, một chiếc áo choàng màu đỏ đã được sử dụng để phân biệt một cô bé trong sự hỗn loạn khi quận Kraków bị giải tán. Sau đó, Schindler nhận ra xác của cô bé đang bị mang đi thiêu hủy nhờ chiếc áo choàng đỏ mà cô bé mặc. Spielberg nói rằng cảnh này tượng trưng cho việc những nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của chính phủ Hoa Kỳ tuy biết đến chế độ Holocaust nhưng không làm gì để ngăn chặn. "Hình ảnh cô bé mặc áo choàng đỏ đi xuống phố cũng rõ ràng không kém gì việc không có động thái nào được đưa ra để đánh bom những tuyến đường sắt của Đức. Không có động thái nào được thực thi để làm chậm lại... sự hủy diệt của cộng đồng người Do Thái ở châu Âu," ông nói. "Đó là thông điệp của tôi khi để cảnh đó có màu."{{sfn|Schickel|2012|pp=161–162}} Cây bút Andy Patrizio của [[IGN]] lưu ý rằng thời điểm Schindler nhìn thấy xác chết của bé gái cũng chính là thời điểm ông thay đổi, không còn coi "tro tàn và [[bồ hóng]] của những xác chết đang bốc cháy chất đầy trên chiếc ô tô như một sự khó chịu."{{sfn|Patrizio|2004}} Giáo sư [[André H. Caron]] của [[Đại học Montréal]] tự hỏi phải chăng màu đỏ tượng trưng cho "sự vô tội, hy vọng hay máu đỏ của những người Do Thái đang bị hy sinh trong nỗi kinh hoàng của thời kỳ Holocaust."{{sfn|Caron|2003}}
 
Cô bé này do diễn viên nhí Oliwia Dąbrowska, lúc quay phim mới ba tuổi. Spielberg đề nghị Dąbrowska đừng xem bộ phim này cho tới khi cô mười tám tuổi, nhưng năm mười một tuổi cô đã xem và đã rất "sợ hãi".{{sfn|Gilman|2013}} Khi đã là người lớn và xem lại tác phẩm điện ảnh, cô tỏ ra tự hào với vai diễn mình thể hiện.{{sfn|Gilman|2013}} Vô tình, có một sự trùng hợp là nhân vật này cũng khá giống trường hợp của [[Roma Ligocka]], người được biết đến ở quận Kraków với chiếc áo choàng đỏ của mình. Ligocka, khác với nhân vật hư cấu trên là bà đã sống sót qua thời kỳ Holocaust. Sau khi bộ phim được phát hành, bà đã viết và xuất bản cuốn truyện của riêng mình, ''[[The Girl in the Red Coat]]: Hồi ký'' (bản dịch năm 2002).{{sfn|Logocka|2002}} Theo một cuộc phỏng ván các thành viên trong gia đình diễn ra vào năm 2014, cô bé mặc áo choàng đỏ lấy cảm hứng từ một người dân ở Kraków tên là Genya Gitel Chil.{{sfn|Rosner|2014}}