Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Võ Thuận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
Cũng như Võ Tắc Thiên, Võ Thuận xuất thân từ gia tộc [[họ Võ]] có nguồn gốc từ vùng [[Văn Thủy]], Tinh Châu. Cha là khai quốc công thần [[Đường triều]] [[Võ Sĩ Hoạch]], mẹ là [[Hiếu Minh Cao hoàng hậu|Vinh Quốc phu nhân]] Dương thị. Võ Thuận và Võ Tắc Thiên là chị em cùng cha cùng mẹ.
 
Võ Thuận ban đầu kết hôn với [[Hạ Lan An Thạch]] (賀蘭安石), sinh ra một nam một nữ, con trai là [[Hạ Lan Mẫn Chi]] (賀蘭敏之), con gái là [[HạNgụy LanQuốc MẫnPhu Nguyệtnhân|Hạ Lan thị]] (賀蘭氏), húy ''Mẫn Nguyệt'' (敏月). Về sau An Thạch mất, Võ Thuận trở thành góa phụ.
 
Có ghi chép kể rằng lúc thân phận Võ Mị Nương còn là [[Tài nhân]] của [[Đường Thái Tông]], Võ tài nhân phải xuất gia vào [[Cảm Nghiệp Tự]] làm ni cô. Nhân ngày giỗ của Thái Tông, Cao Tông đến Cảm Nghiệp Tự và tình cờ gặp lại Võ tài nhân, vốn đã có tình ý từ trước, hai người ôm nhau khóc. Nhiều sử sách nói Mị Nương mang thai với Cao Tông tại chùa Cảm Nghiệp, không lâu hạ sinh bé trai đặt tên [[Lý Hoằng]]. Vì đang tu hành nên Mị Nương đành nhờ Võ thuận nuôi dưỡng con nhỏ.
Dòng 24:
Năm [[652]], Cao Tông lập chiếu ban danh phận [[Chiêu nghi|Chiêu Nghi]], đón Mị Nương về hậu cung. Năm [[653]], Võ Chiêu nghi sinh con trai thứ hai là [[Lý Hiền]]. Vì Võ Chiêu nghi ở trong cung nên Võ Thuận cũng thường xuyên xuất nhập cung cấm, lấy cớ chăm sóc hoàng tử nhưng thực chất là lén lút thông gian với Cao Tông.
 
Năm [[655]] [[Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông)|Vương Hoàng hậu]] bị phế, Võ Chiêu nghi được lập làm tân hậu, Võ Thuận được phong '''Hàn Quốc Phu nhân''' (韓國夫人). Võ hậu càng can dự sâu vào việc triều chính nên không có thời gian để ý. Cao Tông. Cao Tông sức khỏe không tốt, mọi việc lớn để cho Võ hậu tự quyết. Từ đó Võ Thuận và Cao Tông càng thân mật với nhau mà không cảnh giác Võ hậu. Con gái của bà với chồng trước là [[Ngụy Quốc Phu nhân|Hạ Lan Mẫn Nguyệt]] vào cung thăm mẹ, cũng được Cao Tông để ý và sủng hạnh.
 
Về sau, tin đồn về quan hệ của hai người đến tai Võ hậu, nhất là khi hai hoàng tử Lý Hoằng và Lý Hiền đều yêu mến Hàn Quốc Phu nhân, gọi bà là mẹ và xa lạ với mẫu hậu. Cùng năm đó, Hàn Quốc đột ngột qua đời, nhiều người nghi ngờ Võ hậu ra tay vì ghen ghét. Có sách ghi rằng Võ hậu đã sớm biết Cao Tông vụng trộm, Hàn Quốc sinh hoàng tử Lý Hiền<ref>[[Tư trị thông giám]] cho rằng [[Lý Hiền (nhà Đường)|Lý Hiền]] là con trai của Hàn quốc phu nhân Võ thị, tức là cháu gọi Võ Tắc Thiên bằng cô</ref>, nhưng vì lúc đó còn là Chiêu nghi, không đủ quyền để xử tử Hàn Quốc. Huống hồ hai người là chị em, làm vậy Cao Thông biết sẽ bị thất sủng. Vì thế bà ra vẻ rộng lượng đến lúc lên ngôi Hoàng hậu mới thẳng tay trừng trị, sau đó nhận Lý Hiền làm con ruột.
Dòng 31:
 
== Sau khi qua đời ==
Sau khi Hàn Quốc qua đời, [[Ngụy Quốc Phu nhân|Hạ Lan Mẫn Nguyệt]] được phong ''Ngụy Quốc Phu nhân'' (魏国夫人). Có sách ghi nàng được Cao Tông sủng hạnh vì giống mẹ. Về sau chết đột ngột, tin đồn là do Võ hậu đầu độc<ref>[http://www.guoxue.com/shibu/24shi/newtangsu/xts_089.htm Tân Đường thư liệt truyện: Đệ nhất hậu phi thượng]</ref>.
 
Còn [[Hạ Lan Mẫn Chi]], con trai Hàn Quốc được kế tập tước ''Chu quốc công'' (周國公). Mẫn Chi biết em gái mình bị Võ hậu giết hại nên tìm kế trả thù, việc này không qua khỏi mắt Võ hậu. Năm [[671]], Võ hậu lấy cớ Mẫn Chi không chấp hành đúng nghi lễ lúc để tang Vinh Quốc phu nhân và thông gian với con gái họ Vương, người đã được Võ hậu chọn làm phi cho Thái tử [[Lý Hoằng]], Hạ Lan Mẫn Chi bị ép phải tự tử.