Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Tám Mươi Năm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Greenknight dv đã đổi Chiến tranh Tám mươi năm thành Chiến tranh Tám mươi Năm qua đổi hướng
Dòng 17:
 
Trên lãnh vực tôn giáo, Tây Ban Nha đã thi hành một chính sách đàn áp tôn giáo khốc liệt, đặc biệt là [[Tân giáo]]. Các hệ phái Tin Lành phát sinh từ [[Cải cách Tin Lành|cuộc Cải cách]] đều bị cấm đoán, bao gồm phong trào [[Lutheran]] của [[Martin Luther]], phong trào [[Anabaptist]] của [[Menno Simons]] và tư tưởng [[Thần học Calvin|Cải cách]] của [[Jean Calvin]]. Chính quyền Tây Ban Nha đã lập ra [[pháp đình tôn giáo|tòa án tôn giáo]] ở Hà Lan để xét xử các tín đồ theo đạo Tin Lành. Tuy chính quyền ban hành các sắc lệnh cấm đạo và những cuộc hành hình ngày càng nhiều, nhưng số người theo Tin Lành ngày càng đông.
 
== Cuộc chiến tranh giành độc lập của người Hà Lan ==
Một vài thành viên trong Hội đồng Hà Lan dưới do [[Willem van Oranje|Willem Người im lặng]] và Bá tước xứ Egmond và Hoorn phản đối những thay đổi này một cách quyết liệt và đã tạo sức ép trước Granvelles khiến ông này phải từ chức năm 1564. Trong một bức thư kiến nghị, phe chống đối (tự gọi mình là "Geusen", dịch nghĩa là: "Ăn mày") yêu cầu Nữ Thống đốc [[Margherita của Parma]] chấm dứt triệt để các hoạt động đàn áp người Tin Lành và đóng cửa toà án dị giáo cũng như khôi phục lại sự tự do giai cấp.
 
Phong trào chống Tây Ban Nha đạt đến đỉnh điểm đầu tiên của nó trong cùng năm đó khi các tín hữu Calvin đập phá tượng thánh. Đối mặt với tình huống này, vua Felipe buộc phải dừng lại các hoạt động của Tòa thẩm tra tôn giáo, nhưng lại bổ nhiệm cho Bá tước xứ Alba, Fernando Álvarez de Toledo, là Tân thống đốc của Hà Lan, và hạ lệnh cho ông nay dẫn binh lính Tây Ban Nha sang đàn áp quân nổi dậy. Nhờ sự hỗ trợ của . Hơn 6000 người chống đối đã bị hành hình, trong đó bao gồm cả Bá tước xứ Egmond và Hoorn. Cùng năm đó, Alba đã đánh bại quân đội Hà Lan của Willem I.
 
Tuy nhiên, bằng những hành động khinh suất, tự ý của mình, Alba đã kích động những cuộc nổi loạn mới của người Hà Lan. Trước đó, các cuộc nổi dậy thường chỉ nằm trong phạm vi địa phương và thường thiếu định hướng, nhưng nay đã lan rông ra quy mô toàn quốc.
 
[[Bộ Giáo lý Đức tin|Thánh Bộ Tòa án Dị giáo Tối cao của Rôma và Hoàn vũ]] dưới [[Giáo hoàng Piô V]] ra sắc lệnh vào 16 tháng 2 năm 1568, khép hơn 3 triệu người Hà Lan vì dị giáo vào tội chết và chỉ loại bỏ một số người đã nêu tên ra khỏi đó. 10 ngày sau, vua Tây Ban Nha Felipe II đã xác nhận lệnh này của Tòa án Dị giáo Rôma và ra lệnh cho việc thi hành án tử hình.
 
==Chú thích==