Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bỉnh Khiêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
sửa lỗi
Dòng 222:
Sử liệu ''[[Đại Nam thực lục]]'' (cũng do [[Quốc sử quán (triều Nguyễn)|Quốc sử quán triều Nguyễn]] biên soạn) cũng ghi việc Nguyễn Bỉnh Khiêm “mách nước” cho [[Nguyễn Hoàng]] mở về phương Nam: “Đến khoảng năm Thuận Bình đời [[Lê Trung Tông (Hậu Lê)|Lê Trung Tông]], do quân công được tiến phong Đoan quận công. Bấy giờ Hữu tướng triều Lê là [[Trịnh Kiểm]] (bấy giờ xưng là Lượng quốc công) cầm giữ binh quyền, chuyên chế mọi việc. Tả tướng là Lãng quận công Uông (con trưởng Triệu Tổ) bị Kiểm hãm hại. Kiểm lại thấy chúa công danh ngày càng cao nên rất ghét. Chúa thấy thế, trong lòng áy náy không yên, cùng bàn mưu với [[Nguyễn Ư Dĩ]] rồi cáo bệnh, cốt giữ mình kín đáo để họ Trịnh hết ngờ. Chúa nghe tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (người [[Lý Học, Vĩnh Bảo|làng Trung Am]], [[xứ Đông|xứ Hải Dương]], đỗ Trạng nguyên triều Mạc, làm đến chức Thái bảo về trí sĩ) giỏi nghề thuật số, nên ngầm sai người tới hỏi. Bỉnh Khiêm nhìn núi non bộ trước sân ngâm lớn rằng: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Sứ giả đem câu ấy về thuật lại. Chúa hiểu ý”.<ref>Quốc sử quán triều Nguyễn: ''Đại Nam thực lục'' (bản dịch), tập 3, tr.29, Nhà xuất bản. Giáo dục, 2001</ref>
 
Ở đây có một giả thiết được đặt ra rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm không có vai trò lịch sử gì trong quyết định Nam tiến của Nguyễn Hoàng mà chỉ là dân gian thêu dệt nên như nhiều giai thoại về Bỉnh Khiêm. Vậy thì tại sao cả 2 bộ sử (''[[Đại Nam thực lục]]'' và ''[[Đại Nam nhất thống chí]]'') được xem là chính thống của nhà Nguyễn, do các sử thần triều Nguyễn ([[Quốc sử quán (triều Nguyễn)|Quốc sử quán triều Nguyễn]]) biên soạn lại xác nhận lời nói của Bỉnh Khiêm một cách quả quyết và có vẻ trang trọng đến vậy? Tại sao sử thần nhà Nguyễn không cố tình “lờ đi” vai trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong quyết định Nam tiến của Nguyễn Hoàng, hoặc giả như gắn vai trò của Bỉnh Khiêm cho một nhân vật lịch sử nào đó thân cận và trung thành với Nguyễn Hoàng chẳng hạn? Lại cũng có một luồng quan điểm cho rằng không phải Nguyễn Hoàng nhờ chị gái Ngọc Bảo xin anh rể [[Trịnh Kiểm]] cho mình vào trấn giữ đất [[Thuận Hóa]] sau khi đã tham vấn Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chính [[Trịnh Kiểm]] là người đầu tiên đề xuất ý tưởng cho em vợ vào Nam trấn thủ. Những người ủng hộ luồng quan điểm này cho rằng vì người thời Nguyễn vốn có mối thù ghét kéo dài với những gì thuộc về công tích của họ Trịnh nên sử thần thời Nguyễn mới đem ý tưởng của Trịnh Kiểm gắn cho Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, những người ủng hộ luồng quan điểm này (ủng hộ vai trò lịch sử của Trịnh Kiểm thay vì Nguyễn Bỉnh Khiêm) lại vấp phải một mâu thuẫn khác là họ không giải thích được tại sao sử thần triều Nguyễn lại quả quyết ghi nhận vai trò của một người họ biết rõ vừa là một trung thần vừa là một trọng thần của nhà Mạc như Bỉnh Khiêm.<ref>Nguyễn Quang Ngọc, ''[http://www.tapchicuaviet.com.vn/DuLieu/index.asp?main=ndd&TL=ND_QH&ID=8602 Chúa Tiên và công cuộc mở cõi của dân tộc]]''. (Tạp chí Cửa Việt số 230, Diễn đàn Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, tháng 11 năm 2013). Trích dẫn tác giả: "Là con trai và là niềm kỳ vọng lớn của người tái lập triều Lê, nhưng Nguyễn Hoàng lại tin tưởng và ủy thác vào nhà trí thức kiệt xuất của vương triều Mạc - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sách Đại Nam thực lục tiền biên chép: “Chúa nghe tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (người làng Trung Am, xứ Hải Dương, đỗ Trạng nguyên triều Mạc, làm đến chức Thái bảo về trí sĩ) giỏi nghề thuật số, nên ngầm sai người tới hỏi. Bỉnh Khiêm nhìn núi non bộ trước sân ngâm lớn rằng “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.”"</ref><ref>Đỗ Kim Trường, ''[http://chimviet.free.fr/lichsu/dokimtruong/dokimtruong_NguyenHoangBuoiDau_a.htm Nhìn lại buổi đầu dựng nghiệpcủanghiệp của chúa Nguyễn Hoàng]''.</ref> Cần nhớ, xét về mặt lịch sử người nhà Nguyễn phải thù ghét những gì gắn với họ Mạc nhiều hơn những gì liên quan đến họ Trịnh vì họ Mạc vốn luôn bị xem là kẻ thù truyền thống của cả 3 dòng họ thế lực Lê-Trịnh-Nguyễn vốn cùng phát tích từ [[xứ Thanh]]. Vậy dù có đưa ra lý lẽ nào để bác bỏ vai trò lịch sử của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong quyết định Nam tiến của Nguyễn Hoàng thì người ta cũng phải thừa nhận một điều là sử thần thời nhà Nguyễn đã có một sự trân trọng đáng kể đối với tài năng của Bỉnh Khiêm.
 
Trong bài viết phóng sự “Bí ẩn trầm hương - Kỳ 1: Vài dòng lịch sử” đăng trên [[báo Thanh Niên]] điện tử,<ref name="thanhnien.vn"/> tác giả Hoàng Hải Vân trong cuộc đối thoại với ông Nguyễn Phúc Ưng Viên (là cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua [[Minh Mạng]], khi đó đang sống và hành nghề bào chế thuốc nam tại TP. Hồ Chí Minh), đã thuật lại nguyên văn như sau: “Ông Ưng Viên nói một trong những thứ mà [[Nguyễn Hoàng|Chúa Tiên]] mang vào Nam là những đàn dê, việc này do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm đề nghị. Dê là con vật độc đáo, không những có giá trị y thực phục vụ sức khỏe cho dân chúng, mà còn rất tiện ích cho hậu cần quân sự. Dê dễ nuôi, có thể dẫn các đàn dê theo quân, khi có chiến sự chúng ở đâu nằm im ở đó không chạy nhặng xị như trâu bò gà vịt, lại dễ phân phối trong quân, một con dê có thể phục vụ gọn bữa ăn cho một “tiểu đội”. Cha ông của ông Ưng Viên dặn dò con cháu ngoài việc nhớ ơn và thờ phụng tổ tiên mình, còn phải nhớ ơn và thờ phụng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đề xuất với [[Chúa Nguyễn]] từ chiến lược chiến thuật, từ chuyện quân cơ, hậu cần cho đến những chuyện cụ thể liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho quân dân như món ăn, bài thuốc để làm hành trang [[Nam tiến]]. Trong đó có chuyện “[[trầm hương|dụng trầm]]”.”