Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tranh chấp chủ quyền Biển Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sidaten (thảo luận | đóng góp)
Dòng 135:
Bên cạnh đó, nếu Hoa Kỳ tham gia giải quyết tranh chấp sẽ xảy ra 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất Mỹ giữ vững cam kết với Việt Nam. Trong trường hợp này có 2 khả năng xảy ra, thứ nhất là Trung Quốc tôn trọng cam kết Trung Quốc - Việt Nam - Mỹ, thì tất cả các bên đều được lợi và Mỹ có lợi nhất (Trung Quốc: 1; Việt Nam: 1; Mỹ: 4) tuy nhiên khả năng này rất khó xảy ra do Trung Quốc có những biểu hiện hung hăng và không tôn trọng luật pháp quốc tế, thậm chí có ý định thiết lập lại hệ thống luật quốc tế mới có lợi hơn cho Trung Quốc; thứ hai nếu Trung Quốc không tôn trọng liên minh Việt Nam - Mỹ (khả năng này cao hơn khả năng Mỹ giữ cam kết với Việt Nam) thì Việt Nam bị thiệt nhiều nhất, Mỹ vẫn được lợi nhiều nhất (Việt Nam: mất 1 điểm, Trung Quốc mất 0,5 điểm; Mỹ được 1 điểm). Trong trường hợp thứ hai, Mỹ không giữ vững cam kết với Việt Nam hoặc Việt Nam phải chấp nhận cam kết bất lợi cho mình trong quan hệ Việt Nam-Mỹ sẽ có 2 khả năng xảy ra, thứ nhất Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tất cả các bên không được lợi gì hay mất gì (Việt Nam:0; Trung Quốc:0; Mỹ:0) tuy nhiên khả năng này là thấp nhất trong các khả năng vì chắc chắn Mỹ sẽ không làm gì nếu nước này không được lợi và Trung Quốc đang có những biểu hiện không tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong trường hợp tồi tệ nhất nhưng lại có khả năng cao nhất trong tất cả các khả năng đó là Mỹ và Trung Quốc đi đêm với nhau, Việt Nam bị bán đứng (như thỏa hiệp 1972 giữa Mỹ và Trung Quốc, bên thiệt hại nhất là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa), thiệt hại của Việt Nam là không thể lường được, biểu tượng là chữ K, Trung Quốc được lợi nhất, Mỹ sẽ bị thiệt hại lợi ích trên Biển Đông nhưng không lớn và có thể được bù đắp bởi những cam kết riêng với Trung Quốc, biểu tượng là chữ L nghĩa là low - thấp (Việt Nam: mất K điểm, Trung Quốc: được 3 điểm, Mỹ: mất L điểm)<ref>http://nghiencuuquocte.org/2016/03/02/tranh-chap-bien-dong-phan-tich-tu-ly-thuyet-tro-choi/</ref>.
 
Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp (Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN – Trung – Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội trong tháng 2 năm 2016, Việt Nam vẫn nên giữ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ để giữ vững tự chủ về mặt hoạch định và thực thi chính sách, từ đó chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia, dân tộc của mình nhưng cần có trọng tâm trọng điểm để gia tăng vị thế trong các cuộc đàm phán<ref>http://nghiencuuquocte.org/2016/03/15/vn-can-vu-khi-gi-de-giai-quyet-van-de-bien-dong/</ref>.
 
Đồng thời ông Hiệp cũng cho rằng, việc Hoa Kỳ nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đồng nhằm đổi lại việc Trung Quốc gây sức ép với Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là hoàn toàn có thể xảy ra. Những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc không nên được xem như là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội đã “đầu hàng” dưới áp lực từ Trung Quốc. Thay vào đó, do hầu hết các quốc gia trong khu vực đang hướng về Bắc Kinh, Việt Nam không muốn đứng một mình trong tư thế thù địch với Trung Quốc và đánh mất các lợi ích thương mại và đầu tư rất thiết yếu mà Trung Quốc có thể cung cấp. Quan trọng hơn, trong bối cảnh chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực vẫn còn mơ hồ, cải thiện quan hệ với Trung Quốc cũng là một cách giúp Hà Nội đề phòng trường hợp xấu nhất mà trong đó Hoa Kỳ có thể không còn quan tâm nhiều tới Việt Nam.<ref>http://nghiencuuquocte.org/2017/05/30/viet-nam-tiep-tuc-chinh-sach-can-bang-nuoc-lon/</ref> Thậm chí các hoạt động của Trung Quốc không làm giảm sự phản đối của Nhà nước Việt Nam.<ref>https://www.gisreportsonline.com/china-hasnt-won-yet-in-the-south-china-sea,defense,2234,report.html</ref>