Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Năng lượng tối”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 43:
=== Phông vi sóng Vũ trụ ===
Sự tồn tại của năng lượng tối, trong bất kỳ hình thức nào, đều cần thiết để dung hòa các tính toán hình học của Vũ trụ với tổng vật chất trong Vũ trụ. Tính toán về bất đẳng hướng phông vi sóng Vũ trụ chỉ ra rằng Vũ trụ gần như phẳng. Để hình dáng của Vũ trụ có thể có dạng phẳng, tỷ trọng vật chất/năng lượng của Vũ trụ phải gần bằng tỷ trọng mật độ tới hạn. Tổng vật chất trong Vũ trụ (bao gồm cả các hạt baryon và vật chất tối), đã tính được qua quang phổ trong phông vi sóng, tính được chỉ có 30% mật độ giới hạn. Điều này nói lên rằng sự tồn tại của một dạng năng lượng khác chỉ còn 70%. Tàu vũ trụ Quả cầu Bất đẳng hướng Vi sóng Wilkinson (WMAP) mất bảy năm phân tích đã đưa ra kết luận một Vũ trụ cấu tạo từ 72.8% năng lượng tối, 22.7% vật chất tối và 4.5% vật chất thường. Các thí nghiệm hoàn thành năm 2013 dựa trên các quan sát của tàu vũ trụ Planck trên phông vi sóng đã đưa ra kết quả chính xác hơn là 68.3% năng lượng tối. 26.8% vật chất tối và 4.9% vật chất thường.
=== Lý thuyết mới sự ra đời vật chất tối ===
Các nhà khoa học tại đại học Johannes Gutenberg, [[Đức]] đưa ra lý thuyết mới sự hình thành vật chất tối ngay sau khởi đầu của vũ trụ. Mô hình này thay thế cho mô hình WIMP ( Weakly Interacting Masive Particles) gọi là các hạt năng lượng tương tác yếu.
 
Khởi diểm vũ trũ vật chất tối có thể không ổn định, giả định là nó bị phân rã. Vật chất tối được giữ ổn định bằng giải thích nguyên lý đối xứng, cho phép nó tồn tại tới ngày nay. Giả thiết này được hai nhà vật lí Baker và Kopp đưa ra dựa trên lí thuyết bất đối xứng vật chất và phản vật chất trong vũ trụ.<ref>Bryan [http://www.thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1325:ly-thuyet-moi-ve-su-ra-doi-cua-vat-chat-toi&catid=27&Itemid=135] tin tức Thiên văn Việt Nam ngày 10/08/2017</ref>
 
==Tham khảo==