Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phố ma”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Adding {{Commonscat|Ghost towns}}
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: sửa lỗi chính tả
Dòng 14:
Các nhân tố dẫn đến việc các thị trấn bị bỏ hoang gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, đường xe lữa và đường lộ chạy qua thị trấn không còn hay không có đường dẫn vào thị trấn (đó là trường hợp của nhiều phố ma dọc tuyến đường Opeongo lịch sử của tỉnh bang [[Ontario]]), hoạt động kinh tế bị chuyển đi nơi khác, sự can thiệp của con người như việc di dời các xa lộ (đó là trường hợp của nhiều thị trấn nằm dọc theo [[Quốc lộ Hoa Kỳ 66]] sau khi các tuyến xa lộ liên tiểu bang [[I-44]] và [[I-40]] được xây dựng khiến người lái xe không còn phải đi ngang qua các thị trấn này nữa mà đi vòng phía ngoài qua các xa lộ vừa kể nhanh hơn), sự thay đổi dòng chảy ([[biển Aral]] là một thí dụ điển hình) và tai họa nguyên tử (thí dụ như vụ [[thảm họa Chernobyl]]). Tỉ lệ tử vong cao từ những cơn dịch bệnh cũng đã sinh ra các phố ma, thí dụ những nơi ở phía đông tiểu bang [[Arkansas]] bị bỏ hoang sau khi có trên 7.000 người Arkansas chết trong dịch cúm "Spanish Flu" từ năm 1918 đến 1919.<ref>[http://www.nwaonline.net/articles/2004/11/21/living/03flu1918.prt Print Version<!-- Bot generated title -->]</ref>
 
Thiên tai cũng có thể tạo ra các phố ma. Thí dụ, sau khi bị lụt trên 30 lần kể từ khi thị trấn được thành lập vào năm 1845, cư dân thị trấn [[Pattonsburg, Missouri]] đã cảm thấy không thể chịu đựng nữa sau 2 lần lũ lụt vào năm 1993. Với sự giúp đởđỡ của chính quyền, toàn bộ thị trấn được xây dựng lại cách đó 3 dặm Anh.
 
Đôi khi có thị trấn biến thành phố ma vì một vụ thiên tai được tiên đoán từ trước — thí dụ, thị trấn của Canada là [[Lemieux, Ontario]] bị bỏ hoang vào năm 1991 sau khi thử nghiệm cho thấy rằng cộng đồng này đã được xây dựng trên nền đất không ổn định. Hai năm sau đó, tòa nhà cuối cùng tại Lemieux bị san bằng, một vụ đất lở cuốn trôi một phần cựu thị trấn xuống [[sông South Nation]].